Trong khoảng thời gian gần đây, Hà Giang đã trở thành địa điểm du lịch yêu thích của nhiều người. Vì vậy, ngày càng có nhiều người đầu tư vào bất động sản tại đây. Do đó bản đồ tỉnh Hà Giang và thông tin quy hoạch chi tiết đến năm 2030 là những thông tin rất được nhiều người tìm kiếm và quan tâm. Bài viết dưới đây Thongtincanho.vn sẽ giải đáp cho bạn toàn bộ các thông tin quy hoạch về tỉnh Hà Giang.
Thông tin tổng quan tỉnh Hà Giang
Hà Giang là một trong những tỉnh biên giới quan trọng của nước ta. Việc phát triển kinh tế, văn hoá, du lịch và chính trị tại đây cũng là một đường hướng quan trọng để phát triển và bảo vệ đất nước. Vì vậy, các thông tin về tỉnh Hà Giang đang được rất nhiều người quan tâm.
Vị trí địa lý
Hà Giang là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, cực Bắc của Việt Nam với khoảng cách so với thủ đô Hà Nội là 320km. Hà Giang tiếp giáp với những tỉnh và quốc gia sau:
- Phía Bắc: giáp với Trung Quốc
- Phía Nam: giáp với tỉnh Tuyên Quang
- Phía Đông: giáp với tỉnh Cao Bằng
- Phía Tây: giáp với 2 tỉnh là Lào Cai và Yên Bái
Hà Giang là tỉnh có vị trí địa lý đặc biệt và là nơi luôn được quan tâm trong các chính sách kinh tế, văn hoá, du lịch bởi một phần đây là điểm cực Bắc của Việt Nam.
Diện tích và dân số
Theo thống kê năm 2019, diện tích của tỉnh Hà Giang là 7,929,5 km² và dân số là 854,679 người với mật độ dân số 105 người/km². Là một tỉnh có số dân khá ít, đứng thứ 48 tại Việt Nam về số lượng dân số cả nước. Tuy nhiên con số này đang có xu hướng tăng bởi sự phát triển nơi đây đang dần thu hút người lao động.
Các đơn vị hành chính
Theo thống kê đến năm 2021, Hà Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, tương đương 193 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 5 phường, 13 thị trấn và 175 xã. Một số huyện nổi tiếng của Hà Giang: Bắc Quang, Đồng Văn, Mèo Vạc, Quảng Bạ, Hoàng Su Phì, Bắc Mê,…
Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang
Bản đồ tỉnh Hà Giang mới nhất
Để mọi người có cái nhìn tổng thể về vị trí, địa lý của tỉnh Hà Giang thì dưới đây là bản đồ tỉnh Hà Giang mới được cập nhật:
Thông tin quy hoạch tỉnh Hà Giang chi tiết đến năm 2030
Định hướng quy hoạch tỉnh Hà Giang được dựa trên lợi ích của việc quy hoạch đó và phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tình đến năm 2030 thông qua sự phê duyệt của cơ quan thẩm quyền tại đây.
Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Hà Giang
- Vùng thấp: hay còn gọi là vùng động lực của tỉnh. Được định hướng phát triển thành khu thương mại, dịch vụ, phát triển công nghiệp và là nơi kinh tế cửa khẩu. Bên cạnh đó, vùng này cần tạo ra một cơ chế chính sách tốt để có thể hoạt động trong các lĩnh vực y tế, giáo dục,…
- Vùng núi đất phía Tây: được quy hoạch phát triển rừng nguyên liệu, cây công nghiệp như đậu tương, chè gắn với công nghiệp chế biến để tạo ra sản phẩm. Chăn nuôi gia súc, phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện.
- Quy hoạch đất vùng núi cao phía Bắc
Phát triển gia súc: chủ yếu là dê, lợn, bò, cây lương thực: ngô và cây dược liệu.
Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện theo như quy hoạch.
Giải quyết tình trạng thiếu nước sạch cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất. Đảm bảo an ninh quốc phòng, các vấn đề hạ tầng kinh tế, xã hội giáo dục, y tế để giảm bớt khó khăn và thúc đẩy sự phát triển kinh tế tỉnh Hà Giang.
Quy hoạch giao thông tỉnh Hà Giang đến năm 2030
Dưới đây là các thông tin về quy hoạch giao thông Hà Giang:
- Kết nối các vùng: đảm bảo khả năng giao lưu giữa các khu vực trong tỉnh Hà Giang, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Hà Giang trực tiếp kết nối với cửa khẩu Thanh Thuỷ để thúc đẩy giao thương Hà Giang với vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Quy hoạch giao thông nội thị: bổ sung thêm hệ thống sông cầu và công trình đầu mối giao thông. Thêm các tuyến phố đi bộ, hạn chế tuyến đường cơ giới phục vụ phát triển du lịch và khai thác cảnh quan trên sông Lô, Miện.
- Quy hoạch giao thông đối ngoại: xây dựng các tuyến đường kết nối với vành đai của thành phố Hà Giang. Phát triển các bến xe cùng với trung tâm trung chuyển, dịch vụ vận tải khu vực cửa ngõ.
Kết Lại:
Trên đây là bản đồ tỉnh Hà Giang mới nhất và thông tin quy hoạch chi tiết đến 2030 của tỉnh này. Hy vọng với những gì mà Thông Tin Căn Hộ đã chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn có sự lựa chọn sáng suốt và thông minh khi đầu tư tại Hà Giang.
==>> Tham khảo thêm Bản đồ Việt Nam và 63 tỉnh thành phố
Bản Đồ tỉnh Bắc Ninh | Bản đồ tỉnh Bắc Gang | Bản đồ An Giang | Bản đồ Bà Rịa – Vũng Tàu | Bản đồ Bạc Liêu | Bản đồ Bắc Kạn | Bản đồ Bến Tre | Bản đồ Bình Dương | Bản đồ Bình Định | Bản đồ Bình Phước | Bản đồ Bình Thuận | Bản đồ Cà Mau | Bản đồ Cao Bằng | Bản đồ Cần Thơ | Bản đồ tp Đà Nẵng | Bản đồ Đắk Lắk | Bản đồ Đắk Nông | Bản đồ Điện Biên | Bản đồ Đồng Nai | Bản đồ Đồng Tháp | Bản đồ Gia Lai | Bản đồ tỉnh Hà Giang | Bản đồ tỉnh Hà Nam | Bản đồ thành phố Hà Nội | Bản đồ Hà Tĩnh | Bản đồ tỉnh Hải Dương | Bản đồ tp Hải Phòng | Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh | Bản đồ tỉnh Hòa Bình | Bản đồ Hậu Giang | Bản đồ tỉnh Hưng Yên | Bản đồ Khánh Hòa | Bản đồ Kiên Giang | Bản đồ Kon Tum | Bản đồ tỉnh Lai Châu | Bản đồ tỉnh Lào Cai | Bản đồ tỉnh Lạng Sơn | Bản đồ Lâm Đồng | Bản đồ Long An | Bản đồ tỉnh Nam Định | Bản đồ tỉnh Nghệ An | Bản đồ tỉnh Ninh Bình | Bản đồ Ninh Thuận | Bản đồ Phú Thọ | Bản đồ Phú Yên | Bản đồ Quảng Bình | Bản đồ Quảng Nam | Bản đồ Quảng Ngãi | Bản đồ tỉnh Quảng Ninh | Bản đồ Quảng Trị | Bản đồ Sóc Trăng | Bản đồ tỉnh Sơn La | Bản đồ Tây Ninh | Bản đồ tỉnh Thái Bình | Bản đồ tỉnh Thái Nguyên | Bản đồ tỉnh Thanh Hóa | Bản đồ Thừa Thiên – Huế | Bản đồ Tiền Giang | Bản đồ Trà Vinh | Bản đồ Tuyên Quang | Bản đồ Vĩnh Long | Bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc | Bản đồ Yên Bái