Nhiều nhà đầu tư tiềm năng đã đề xuất mong muốn được tham gia thực hiện đường vành đai 4, lực đẩy quan trọng với bất động sản Vùng Thủ đô nhiều năm tới.
Dự án đường vành đai 4 Thủ đô Hà Nội có tổng chiều dài khoảng 112,8 km (gồm 103,1 km đường Vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài-Hạ Long). Đường vành đai 4 sẽ đi qua các địa phận Hà Nội (dài 58,2 km), Hưng Yên (dài 19,3 km), Bắc Ninh (dài 25,6 km và tuyến nối 9,7 km).
Nhiều “ông lớn” bất động sản muốn tham gia làm đường Vành đai 4
Mới đây, trong báo cáo gửi Quốc hội, UBND TP Hà Nội cho biết đã nhận được nhiều đề xuất muốn tham gia làm đường Vành đai 4 Thủ đô của nhiều doanh nghiệp bất động sản tiềm năng như: Tập đoàn Vingroup – CTCP, Tập đoàn T&T, Tập đoàn Him Lam, Công ty cổ phần DIC…
Theo đó, các nhà đầu tư đều có cam kết mạnh mẽ đối với việc huy động vốn trên thị trường và khẳng định tính khả thi của dự án nếu được thông qua dự án đầu tư.
Dự án đường vành đai 4 sẽ có hình thức đầu tư công kết hợp đầu tư phương thức PPP với kinh phí khoảng 85.813 tỷ đồng, cần nguồn vốn tư nhân lớn từ các doanh nghiệp.
Theo đó, dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và dự án đường dành đai 3 TP.HCM là hai công trình hạ tầng giao thông đô thị lớn nhất từng được triển khai tại Việt Nam. Có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển đô thị hóa, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Lợi ích từ đường vành đai 4 Hà Nội khi hoàn thiện
Tại kỳ họp thứ II, khóa XVI ngày 17/10 HĐND TP.Hà Nội đã được thống nhất chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường vành đai 4. Toàn tuyến đường có tổng chiều dài khoảng 111,2km, đi qua địa phận Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Giang. Theo đánh giá chung, đường vành đai 4 Hà Nội sau khi hoàn thiện sẽ mang đến những lợi ích sau cho vùng Thủ đô:
Vành đai 4 Hà Nội được đánh giá là lối thoát chiến lược trong những tình huống khó khăn đột biến, đồng thời là huyết mạch quan trọng kết nối giao thông của cả vùng Bắc Bộ. Càng sớm đi vào hoạt động, hiệu quả của vành đai 4 với Hà Nội và vùng Thủ đô cũng như khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ được nâng cao.
Đường vành đai 4 – Món quà cho thị trường bất động sản
Theo nhận định của nhiều chuyên gia BĐS, siêu dự án đường vành đai 4 được xem là “ lá bài” quảng bá hữu hiệu của nhiều môi giới BĐS. Đặc biệt là từ trung tuần tháng 8/2021, sau khi thực hiện chủ trương triển khai dự án tuyến đường vành đai 4 Thủ đô đi qua 5 tỉnh gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hội đồng thẩm định các cấp tỉnh, thành phố tổ chức hội nghị trực tuyến thẩm định và thông qua hồ sơ đề xuất kế hoạch nâng cấp toàn bộ tuyến đường lên đến 110km.
Đường vành đai 4 khi đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện phát triển đô thị thị trung tâm hoàn chỉnh và chuỗi đô thị trong khu vực giữa vành đai 3 và vành đai 4. Bên cạnh đó, tuyến vành đai 4 sẽ tạo sức hút giãn cách mật độ dân cư khu vực trung tâm đô thị, phát triển chuỗi đô thị vệ sinh gồm có Sơn Tây, Sóc Sơn, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Yên và kết nối chuỗi đô thị TP. Hà Nội và các khu vực đô thị, công nghiệp của vùng Thủ đô.
Đường vành đai 4 qua quận huyện nào Hà Nội?
Dự án đường vành đai 4 được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chi tiết từ 2011, đi qua 14 quận, huyện, thành phố của 5 tỉnh. Vậy đường vành đai 4 qua quận huyện nào Hà Nội? đang khiến cho nhiều chuyên gia môi giới bất động sản quan tâm. Tại khu vực Hà Nội, đường vành đai 4 có chiều dài 58,2km đi qua 7 quận, huyện bao gồm: Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh, Đan Phượng.
Dự án đường vành đai 4 được đánh giá là tuyến đường quan trọng, giao cắt với nhiều tuyến đường hướng tâm theo quy hoạch của TP. Hà Nội như: Đại Lộ Thăng Long, Quốc Lộ 32, đường trục Hồ Tây – Ba Vì, Tây Thăng Long,…
Vì vậy, vành đai 4 Hà Nội được kỳ vọng là “ lối thoát chiến lược” cho tình trạng ùn tắc giao thông, mở rộng không gian phát triển cho thành phố, giảm tải mật độ dân cư tại khu vực nội đô, phát triển vùng đô thị và nông thôn. Thêm vào đó, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực và hai bên tuyến đường và tăng khả năng kết nối giữa các quận, huyện của Hà Nội. Các tỉnh thành phố trong vùng Thủ đô, vùng ĐBSH, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Đường vành đai 4 – Giảm tải giao thông vùng Thủ đô
Tuyến đường vành đai 4 Hà Nội sau khi hoàn thiện sẽ giảm tải cho các tuyến đường trong khu vực nội đô. Toàn bộ lưu lượng giao thông ở các trục hướng tâm về đô thị trung tâm của Thủ đô, hướng về khu vực lõi sẽ được giải tỏa ở vành đai cận kề nhất với vùng đô thị trung tâm. Từ đó sẽ giảm tải cho vùng, các tuyến đường vành đai đang thường xuyên đối mặt với tình trạng tắc nghẽn.
Nhiều khu đô thị, dự án hưởng lợi
Dự án vành đai 4 được thiết kế có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt, chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định. Khi đó, đường song hành vừa có chức năng dẫn phương tiện lên cao tốc vừa có nhiệm vụ khai thác quỹ đất hai bên đường.
Trong tương lai, các đô thị dọc tuyến sẽ thực hiện xây dựng vỉa hè, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tạo nguồn lực đầu tư hai bên tuyến.
Chỉ riêng Hà Nội, đường vành đai 4 đi qua gần trăm dự án quy mô từ vài chục đến hàng trăm ha tại 6 quận, huyện. Do đó, khi đường cao tốc được hình thành sẽ có các dự án đô thị, khu công nghiệp được hưởng lợi trực tiếp.
Một số dự án triển vọng như khu đô thị Hana Garden City Mê Linh, khu đô thị Mới Thanh Lâm – Đại Thịnh 2, khu đô thị Hà Phong… Tập đoàn VinGroup cũng có nhiều dự án gắn liền với đường vành đai 4.
Theo nhiều chuyên gia môi giới, thị trường bất động sản Tây Hà Nội sôi động giao dịch gần đây là do nhu cầu tìm mua căn hộ ở Hà Nội của khách hàng tỉnh. Vì các dự án ở Tây Hà Nội kết nối thuận tiện với những nút giao như Đại lộ Thăng Long và sẽ hưởng lợi lớn từ đường vành đai 4 sắp tới.
Nguồn: https://chungcuhanoivip.net/