Chính phủ phê duyệt 1 triệu căn nhà ở xã hội. Đối tượng nào được mua?

Ngày 3/4/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chính thức ký Quyết định số 388/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030″.

Theo đó, Đề án này sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội dành cho đối tượng thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp. Đây là một bước đột phá của Chính phủ nhằm cải thiện điều kiện sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người có thu nhập thấp, đồng thời giúp giảm bớt căn hộ kém chất lượng và nhà ở không đảm bảo an toàn vệ sinh mà một số công nhân đang phải sinh sống.

Một khu nhà ở xã hội tại Bình Dương
Một khu nhà ở xã hội tại Bình Dương

Đề án sẽ tập trung vào việc đầu tư xây dựng các căn hộ nhà ở xã hội tại các khu vực có nhu cầu lớn về nhà ở xã hội như khu công nghiệp. Các căn hộ sẽ được xây dựng đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn kỹ thuật, an toàn môi trường và vệ sinh, đồng thời sẽ được phân bổ hợp lý đến các đối tượng thu nhập thấp và công nhân có nhu cầu thực sự.

Ngoài việc đầu tư xây dựng căn hộ, Đề án cũng nhấn mạnh việc đồng bộ hóa các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ tài chính, chính sách về đất đai, quản lý xây dựng, quy hoạch đô thị, đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát và kiểm tra chất lượng xây dựng, nhằm đảm bảo chất lượng và bền vững của dự án.

Đây được coi là một dấu mốc quan trọng trong chính sách nhà ở xã hội của Chính phủ Việt Nam, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao về nhà ở của các đối tượng thu nhập.

Khi lập quy hoạch phải xác định rõ diện tích đất dành để xây dựng nhà ở xã hội

Để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân trong tương lai, Bộ Xây dựng đã đề xuất một số giải pháp, trong đó bao gồm việc hoàn thiện thể chế, pháp luật về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp.

Cụ thể, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014 để đồng bộ với Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), pháp luật về thuế và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, trong đó sửa đổi các cơ chế chính sách về nhà ở xã hội.

Đối với việc dành quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân, Bộ Xây dựng đề xuất sửa đổi và bổ sung quy định về đất dành để phát triển nhà ở xã hội theo hướng khi lập, phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu nghiên cứu đào tạo, UBND có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phải quy hoạch và xác định rõ diện tích đất dành để xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn cấp tỉnh và cấp huyện. Đồng thời đảm bảo quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội phù hợp với Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương từng thời kỳ; coi chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội là một chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội 5 năm, hàng năm của địa phương.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng đề xuất bổ sung quy định quy hoạch, bố trí quỹ đất phát triển nhà lưu trú công nhân theo hướng khi lập, phê duyệt quy hoạch

Hỗ trợ vay LS ưu đãi trong gói tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng

Tín dụng phát triển nhà ở xã hội là một trong những hạng mục đầu tư trong nguồn vốn trung – dài hạn của địa phương, nhằm hỗ trợ người lao động có thu nhập thấp có điều kiện sống tốt hơn.

Để tối ưu hóa nguồn vốn cho phát triển nhà ở, cần sửa đổi, bổ sung quy định về các nguồn vốn thông qua việc huy động vốn từ quỹ đầu tư phát triển địa phương, giới hạn việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để phát triển hạ tầng, đồng thời bổ sung hình thức huy động vốn từ nước ngoài để phát triển nhà ở xã hội.

Để thực hiện điều này, cần tập trung phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng và các gói tín dụng cụ thể cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với lãi suất thấp hơn so với lãi suất trung dài hạn VND bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại ngoài nhà nước theo chỉ đạo của Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ.

Lãi suất cho vay dự kiến từ 8,2% năm, thời gian áp dụng 5 năm cho người mua nhà
Lãi suất cho vay dự kiến từ 8,2% năm, thời gian áp dụng 5 năm cho người mua nhà

Để khuyến khích đầu tư xã hội hóa trong việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội, cần sửa đổi, bổ sung quy định để đồng bộ với pháp luật liên quan về đầu tư, đầu tư công, xây dựng, đất đai, đấu thầu.

Ngoài ra, cần bổ sung quy định về lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà lưu trú công nhân theo hướng doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp được giao đồng thời làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng khu nhà lưu trú công nhân. Sau khi hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng khu nhà ở công nhân,

==>>> Xem thêm: Danh sách dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội

Đối tượng được hưởng chính sách nhà mua nhà ở xã hội

Đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội bao gồm công nhân, người lao động, chuyên gia đang làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (gọi chung là khu công nghiệp) và doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp. Đối tượng này sẽ được áp dụng cơ chế chính sách riêng để phát triển loại hình nhà lưu trú cho công nhân thuê. Ngoài ra, đề xuất bổ sung đối tượng thụ hưởng chính sách là doanh nghiệp mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội cho người lao động tại đơn vị mình thuê.

chính sách nhà mua nhà ở xã hội
Chính sách nhà mua nhà ở xã hội

Các loại dự án nhà ở xã hội, bao gồm khu nhà ở xã hội và khu đô thị nhà ở xã hội, sẽ được bổ sung quy định hình thức phát triển nhà lưu trú cho công nhân, nhà ở lực lượng vũ trang.

Theo Bộ Xây dựng, để đạt được mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đến năm 2030, cần khoảng 849.500 tỉ đồng, chủ yếu được huy động từ nguồn vốn xã hội hóa. Do đó, cần tập trung và ưu tiên cung cấp tín dụng để cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân để đảm bảo công tác an sinh xã hội.

Bộ Xây dựng cũng đề xuất quy hoạch, bố trí các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân độc lập tại các vị trí phù hợp, thuận tiện, có quy mô lớn, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng.

Dự báo đến năm 2030, cả nước cần 2,4 triệu căn nhà ở xã hội, trong đó đến năm 2025 cần 1,2 triệu căn. Có 2,7 triệu công nhân khu công nghiệp, trong đó 1,2 triệu người có nhu cầu về nhà ở. Đến nay, cả nước đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội đô thị và nhà ở công nhân khu công nghiệp với 155.800 căn. Hơn 400 dự án đang triển khai quy mô 454.360 căn

Nguồn: Thongtincanho.vn