Sức bật nhờ cơ sở hạ tầng giao thông
Có thể nói, đòn bẩy hạ tầng kết nối giao thông đã thổi luồng sinh khí mới cho đất nội đô khu vực phía Nam Hà Nội. Theo đó, dự án trục đường Minh Khai mới khi hoàn thành sẽ giúp việc di chuyển về phía Nam Thủ đô thuận tiện hơn rất nhiều, tăng giá trị đất khu vực lên đáng kể. Cụ thể, việc hoàn thiện đưa vào sử dụng đồng bộ tuyến đường nối Minh Khai – Vĩnh Tuy – Yên Duyên cùng tuyến đường Tam Trinh – Lĩnh Nam mở rộng… sẽ tạo ra một hệ thống giao thông kết hợp với các tuyến vành đai 2 và vành đai 3.
Nhờ khu vực này có quỹ đất dồi dào, nên các chủ đầu tư tập trung vào mảng phát triển các khu đô thị xanh với các thương hiệu như: Khu đô thị Gamuda, The Manor Centre Park của Bitexco hay khu đô thị Hồng Hà Eco City với hơn 70.000 m2 đất dành cho cảnh quan và công viên trung tâm. Đặc biệt, tâm điểm của khu vực này là khu công viên Yên Sở – vốn được coi là một trong năm lá phổi xanh của Thủ đô Hà Nội, quy mô 323 ha, trong đó 280 ha là diện tích công viên và hồ nước; kế đến là công viên hồ Linh Đàm – lá phổi xanh thứ 2 của quận Hoàng Mai, có thể nói phía Nam là một trong số khu vực hiếm hoi trên địa bàn Hà Nội sở hữu diện tích công viên cây xanh và hồ điều hòa với diện tích lớn đến vậy. Với điều kiện “thiên thời địa lợi” như trên, phía Nam đang là lựa chọn lý tưởng về không gian sống xanh và trong lành của thành phố.
Còn theo một nghiên cứu mới đây của Công ty Savills, khu vực phía Nam Hà Nội đang đứng đầu thị trường về tổng quy mô căn hộ với khoảng 35.000 căn, chủ yếu là phân khúc căn hộ tầm trung, trên dưới 1,5 tỷ đồng. Lượng căn hộ bán được của khu vực này cũng luôn ở mức cao so với các khu vực khác.
Nhận định về thị trường BĐS Hà Nội, bà Nguyễn Bích Trang, Giám đốc CBRE chi nhánh Hà Nội cho biết, trong tương lai gần các khu vực của thành phố sẽ có sự phân hóa rõ rệt theo từng phân khúc thị trường, đối tượng sử dụng cũng như đối với các chủ đầu tư. Trên thực tế, hiện phân khúc nhà ở theo tiêu chí bình dân đang phát triển mạnh ở phía Tây, phía Nam Thủ đô. Trong khi đó, địa chỉ đất khu phía Đông, phía Bắc sẽ phát triển phân khúc BĐS cao cấp hạng sang.
Đón đợi nhiều dự án “Khủng”
Theo đánh giá của TS. Cấn Văn Lực, dự kiến toàn bộ các tuyến đường giao thông quan trọng phía Nam Hà Nội sẽ được hoàn thành vào năm 2020. Khi các đầu mối cơ sở hạ tầng hoàn tất, điểm mạnh nhất của các dự án BĐS khu vực phía Nam Hà Nội được khơi thông, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư, dự án lớn ở khu vực quận Hoàng Mai, Thanh Trì.
Còn theo nhận định của ông Lê Mạnh Cường, Trưởng phòng Quy hoạch Kiến trúc, Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội, đã thành quy luật ở đâu có quy hoạch mở đường, ở đó sẽ hình thành các xu hướng BĐS mới, giá đất tăng. Riêng khu phía Nam, vị trí đắc địa, nằm cận kề trung tâm thành phố, kết nối dễ dàng với các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh…, cộng tuyến đường huyết mạch cầu Vĩnh Tuy, Minh Khai sẽ là mảnh đất màu mỡ để các đại gia BĐS lớn triển khai dự án BĐS với các tên tuổi như Vingroup, Tân Hoàng Minh, MIK Group, Geleximco, Chung cư 40 Thịnh Liệt
Nổi bật 1 dự án đón đầu hạ tầng tại khu vực phía Nam là dự án T&T DC Complex 120 Định Công giao cắt với đường vành đai 2.5. Dự án nằm tại 3 mặt đường lớn, thuận tiện di chuyển đến các quận huyện trong thành phố và dễ dàng ra vào thành phố từ các tuyến đường cao tốc.
Bảng giá căn hộ dự án T&T DC Complex 120 Định
Thông tin dự án Chung cư 40 Thịnh Liệt sắp mở bán
Theo nhận định của các chuyên gia, sức bật BĐS khu phía Nam chính ăn theo nhờ sự đầu tư đồng bộ từ hạ tầng cơ sở, quỹ đất rộng với nhiều lá phổi xanh của thành phố tọa lạc trên địa bàn. Chính lợi thế này sẽ khiến phía Nam thành phố sẽ là điểm đến đầu tư BĐS phân khúc tầm trung trong thời gian tới.
Nguồn: Thongtincanho.vn