Mua bán nhà đất BĐS là quá trình rất tốn công sức vì độ phức tạp và số lượng giấy tờ. Có rất nhiều trường hợp 2 bên mua và bán mất cả tháng trời vẫn không thể hoàn thành thủ tục giao dịch vì chưa hiểu rõ những quy định cần thiết. Để hoàn tất việc sang tên các bên phải chuẩn bị những giấy tờ gì khi mua bán nhà đất sau. Cùng Thông tin Căn Hộ tìm hiểu bài viết sau đây nhé!
Loại giấy tờ đất bắt buộc chuẩn bị trước giao dịch mua bán
Cả bên mua và bên bán cần chuẩn bị khá nhiều giấy tờ trước khi tiến hành giao dịch
- Chứng minh nhân dân (bản chính và bản sao)
- Hộ khẩu (bản chính và bản sao)
- Giấy đăng ký kết hôn (đối với chủ sở hữu đã kết hôn) hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đối với chủ sở hữu còn độc thân)
- Hộ chiếu với dấu xuất nhập cảnh còn giá trị (dành riêng cho đối tượng người nước ngoài)
Trong trường hợp người mua nhà cần vay ngân hàng bằng 2 phương pháp vay thế chấp hoặc vay tín chấp. để chi trả cho giao dịch mua bán bất động sản, cần chuẩn bị thêm các loại giấy tờ sau:
- Vay thế chấp:
- Đơn vay thế chấp bằng tính tài sản hình thành từ vốn vay
- Giấy đăng ký hết hôn hoặc Giấy chứng nhận độc thân
- Chứng minh nhân dân
- Hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú
- Giấy tờ chứng minh thu nhập hoặc kê khai tài sản
- Vay tín chấp:
- Chứng minh nhân dân
- Hộ khẩu hoặc hộ chiếu
- Đơn vay tín chấp
- Hồ sơ chứng minh công việc
Một vài những lưu ý trong hồ sơ giấy tờ trong hợp đồng giao dịch bất động sản
Trong trường hợp người mua không phải là cá nhân, thì người muốn đứng chung sổ đỏ cũng cần chuẩn bị toàn bộ các giấy tờ kể trên. Sau đó cùng người mua tiến hành ký kết vào hợp đồng chuyển nhượng bất động sản tại nơi công chứng.
Chủ đồng sở hữu đất cũng cần có những giấy tờ tương tự người mua
Đối với tình huống người mua không thể đứng tên và muốn uỷ quyền cho một người khác, cần cung cấp giấy uỷ quyền có dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Toàn bộ giấy tờ trước khi nộp lên phòng công chứng cần chuẩn bị đầy đủ bản chính và bản sao. Riêng bản sao, 2 bên mua và bán nên in ra nhiều bản, dự trù cho các trường hợp cần thiết có thể bổ sung nhanh chóng.
Hợp đồng đặt cọc cũng cần được xác lập và tiến hành công chứng để đảm bảo quyền lợi của 2 bên.
Quy trình ký kết hợp đồng mua bán nhà đất
Ngoài các loại giấy tờ kể trên, hợp đồng mua bán nhà đất cũng được xem là tài liệu quan trọng. Đây là văn bản đại diện cho thoả thuận đồng thời bảo vệ quyền lợi của 2 bên với những giao kết đã thực hiện trước đó.
Vì vậy, quá trình xác lập hợp đồng mua nhà cần có sự tham gia đầy đủ của 2 bên mua và bán, theo các bước như sau:
- Hai bên mua và bán cùng tới văn phòng công chứng, mang theo những giấy tờ cần thiết đã được liệt kê cụ thể bên trên. Văn phòng công chứng có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ các giấy tờ, đảm bảo hợp lệ, sau đó xác nhận hợp đồng (nếu 2 bên đã biên soạn) hoặc soạn lại hợp đồng theo yêu cầu.
- Sau khi hợp đồng được soạn thảo xong, 2 bên mua và bán sẽ cùng kiểm tra kỹ lại các điều khoản và ký xác nhận. Hợp đồng sẽ được sao in thành 4 bản, phân đều cho: Cơ quan trước bạ nhà đất, Cơ quan thuế, bên mua và bên bán.
Thủ tục kê khai và nộp thuế
Sau khi quá trình chuyển nhượng hoàn tất, cả 2 bên đều có nghĩa vụ phải kê khai và nộp các loại thuế sau đây:
- Thuế trước bạ: 0.5% tổng giá trị tài sản nhà đất
- Thuế thu nhập cá nhân: 2% tổng giá trị tài sản nhà đất
- Lệ phí địa chính: 15.000 đồng
- Phí thẩm định hồ sơ: 0.15% giá trị chuyển nhượng
Để nộp các loại phí này, cần phải chuẩn bị hồ sơ nộp thuế như sau:
- Tờ khai lệ phí trước bạ (2 bản, có chữ ký bên mua)
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (2 bản, cả 2 bên mua và bán cùng ký)
- Đơn đề nghị đăng ký biến động
- Hợp đồng công chứng
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất,
- Các loại giấy tờ pháp lý đã chuẩn bị ban đầu
Giấy tờ kê khai nộp thuế và sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Những điều cần biết khi sang tên sổ đỏ
Các loại giấy chứng nhận về nhà đất gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong bài viết được gọi tắt là Sổ đỏ.
Theo quy định khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký biến động tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính (thủ tục đăng ký biến động người dân thường gọi là thủ tục sang tên Sổ đỏ).
Khi sang tên Sổ đỏ thì cơ quan nhà nước sẽ xác nhận việc chuyển nhượng vào trang 4 của Sổ đỏ, trong trường hợp trang 4 của Sổ đỏ không còn chỗ trống thì được cấp Sổ đỏ mới.
Khi các bên lập hợp đồng chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực và có hiệu lực thì theo hợp đồng các bên có nghĩa vụ chính như sau:
- Bên chuyển nhượng (sau đây gọi là bên bán) có nghĩa vụ chuyển quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng (quyền sử dụng đất được ghi nhận trong Sổ đỏ – nên khi bán phải chuyển Sổ đỏ cho bên mua);
- Bên nhận chuyển nhượng (sau đây gọi là bên mua) có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán.
Ngoài ra, trong hợp đồng các bên được phép thỏa thuận ai là người thực hiện việc sang tên Sổ đỏ, nếu không thỏa thuận thì bên mua thường sẽ sang tên Sổ đỏ (chỉ khi Sổ đỏ được sang tên thì người mua mới là người có quyền sử dụng đất và được pháp luật công nhận, bảo vệ).
Nơi làm thủ tục sang tên Sổ đỏ
Theo Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP nơi nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ được quy định như sau:
Thủ tục | Nơi nộp hồ sơ |
Đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất (đăng ký biến động đất đai hay người dân thường gọi là sang tên Sổ đỏ) | – Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. |
– Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (nếu địa phương chưa có Văn phòng đăng ký đất đai). | |
– Với địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp tại Bộ phận một cửa. | |
– Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu (UBND xã, phường, thị trấn). | |
Nơi nộp hồ sơ trên là nơi có đất. |
Chi phí sang tên sổ đỏ
Khi sang tên Sổ đỏ với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì các bên phải nộp những khoản thuế, phí, lệ phí sau:
Khoản tiền phải nộp | Mức nộp | Người nộp tiền |
Thuế thu nhập cá nhân | 2% x (Giá chuyển nhượng) | Người bán |
Lệ phí trước bạ | 0.5% x (Giá đất x Diện tích) | Người mua |
Phí thẩm định hồ sơ | Do từng tỉnh quy định | Người mua |
Lưu ý: Các bên được phép thỏa thuận về người nộp; Giá đất để tính lệ phí trước bạ là giá đất quy định tại Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành |
Lời Kết:
Trên đây là toàn bộ thủ tục trước, trong và sau quá trình mua bán, chuyển giao bất động sản. Hy vọng với những thông tin từ Thông Tin Căn hộ – Thongtincanho.vn bạn có thể chuẩn bị cho quá tình chuyển nhượng đất thành công, chính xác và tiết kiệm thời gian.