Làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 ở Việt Nam diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường đã gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân, tình hình phát triển kinh tế và cả thị trường bất động sản. Nhiều chuyên gia đã mổ xẻ và đưa ra những nhận định khác nhau về thị trường bất động sản trong những tháng cuối năm 2021 và dự báo thị trường bất động sản trong năm 2022. Chắc hẳn, các nhà đầu tư cũng đang rất quan tâm và muốn biết giá bất động sản sẽ biến động như thế nào trong thời gian tới? Chúng ta cùng tìm hiểu bài phân tích dự báo thị trường bất động sản năm 2022: “Bùng nổ” hay “Bất động” ? sau đây nhé.
Nhìn lại thị trường bất động sản nửa đầu năm 2021
Nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã đón nhận những làn sóng Covid nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc của người dân. Tuy nhiên không vì thế mà giá BĐS giảm sút:
• Thị trường Việt Nam duy trì nền kinh tế ổn định, bất động sản vẫn đạt được những thành tựu đáng nể.
• Năm 2020, FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam với con số gần 29 tỷ USD, trong đó riêng ngành BĐS chiếm 3,8 tỷ USD.
• Các chuyên gia cũng đánh giá năm 2021 là một năm thuận lợi cho BĐS về mọi mặt.
• Tín dụng rất hào phóng cho thị trường BĐS khi có cam kết giải ngân đến 157 tỷ đồng trong 4 tháng
• Những chính sách tích cực để giải ngân cho các dự án cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Kim Chung – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương CIEM cho biết: ““Rõ ràng, với tình hình thực tế, Việt Nam vẫn là quốc gia hết sức thuận lợi trong mọi mặt. Việc thực hiện chính sách thay đổi toàn diện rất tốt cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực BĐS nói riêng. Trong đó, BĐS rất thuận lợi bởi 2021 là năm đầu của kế hoạch. Việc phê duyệt hàng loạt dự án hạ tầng có tính chất thúc đẩy vô cùng lớn đối với BĐS”.
Thông tin quy hoạch được tung ra “ồ ạt”
Nhận định của nhà đầu tư, chưa khi nào các thông tin quy hoạch lại được tung ra ồ ạt với quy mô rộng như hiện nay. Từ hệ thống cao tốc Miền Tây, đến quy hoạch sân bay, thành phố vệ tinh, đường ven biển, thành phố cấp 1 lên thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố trực thuộc Trung ương lên đô thị đặc biệt, quy hoạch hai bên sông Hồng, xây thêm 12 cầu nối 2 bờ sông Hồng… Cả nước giống như một đại dự án được triển khai với quy hoạch đồng bộ. Những thông tin tích cực này đang “chắp cánh” cho thanh khoản và giá bất động sản đầu năm 2021, đặc biệt là ở phân khúc đất nền.
Giá tăng theo cơ sở hạ tầng
Trả lời câu hỏi liên quan đến vấn đề giá bất động sản “nhảy múa” trong thời gian đầu năm 2021, ông Nguyễn Quốc Anh, phân tích, ăn theo thông tin hạ tầng, có những nơi giá đất tăng dựa trên nhu cầu và tiềm năng, cũng có nơi giá bị thổi lên với những tin đồn và có thể tác động tiêu cực tới thị trường. Chẳng hạn, ở các khu vực như Bắc Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… đều là những địa phương có lợi thế phát triển bất động sản công nghiệp, nhiều khu công nghiệp được phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng, tạo ra hệ sinh thái, giá đất tăng dựa trên nhu cầu thật. Còn với những khu vực có thông tin quy hoạch sân bay, trung tâm thương mại… giá đất tăng nóng, tăng liên tục trong một thời gian ngắn có thể xem là bị thổi, gây ra những tác hại xấu đến thị trường, đến xã hội mà chúng ta không thể lường trước được.
Nhận định về thị trường bất động sản trong năm 2022, chuyên gia và nhà đầu tư đều tin tưởng, sẽ có sự lạc quan và tăng trưởng tốt. Những yếu tố tạo xung lực phát triển mạnh nhất đến thị trường bất động sản trong năm 2021 cũng như năm 2022, chính là: Nút thắt trong chính sách bất động sản đang dần gỡ bỏ; khả năng kiểm soát dịch bệnh; sức chịu đựng và khả năng phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19; dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam và lãi suất giảm.
Bên cạnh đó, chính sách giải ngân đầu tư công được coi như cứu cánh khi mọi thứ bị trì hoãn, việc quyết tâm giải ngân đầu tư công là chính sách mạnh mẽ nhất trong năm 2020 và 2021. Ngoài ra, các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tài chính được điều chỉnh linh hoạt, kiểm soát tín dụng tốt… sẽ góp phần thúc đẩy và tạo lực đẩy cho thị trường bất động sản tăng nhiệt.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, nhà đầu tư cần có sự lựa chọn loại hình bất động sản phù hợp để đầu tư; có sự hiểu biết, có khả năng phân tích dự án, tìm hiểu kỹ quy hoạch bất động sản; cũng như tránh “bỏ hết trứng vào một giỏ”.
Chu kỳ bất động sản với 4 lần đạt đỉnh trong 30 năm qua
Trong 30 năm qua, giá BĐS đã đạt “đỉnh” vào 4 năm:
• Đỉnh thứ 1 là vào năm 1994, lúc này tổ quốc cơ bản đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội, “đỉnh” giá bất động sản tới sau “đỉnh” giá vàng khoảng 3 năm (năm 1991)
• Đỉnh thứ 2 hai rơi vào năm 2001, khi Việt Nam và Mỹ ký Hiệp định Thương mại song phương, sau lúc bị liên quan của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực (1997 – 1998)
• Đỉnh thứ 3 rơi vào năm 2008, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), FDI vào Việt Nam đạt mức kỷ lục về vốn đăng ký (71,73 tỷ USD) và FDI thực hiện (11,5 tỷ USD)
• Đỉnh thứ 4 rơi vào năm 2014, lúc giá vàng năm 2013 đã giảm sâu (24,46%), sau lúc tăng rất cao trong 10 năm trước ấy (2002 – 2011)
Vậy nên có thể thấy thời gian đạt “đỉnh” thường sau khoảng 7 năm. Thời gian này sẽ rơi vào năm 2021-2022, khi giá vàng vượt qua đỉnh mới, khi đầu tư trong nước tăng lớn thông qua khởi nghiệp, mở rộng sản xuất kinh doanh, khi đầu tư nước ngoài với làn sóng mới…Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu Covid-19. Thị trường bất động sản vẫn chưa thấy đỉnh vào năm qua. Và thị trường bất động sản hiện nay vẫn còn nhiều tiềm năng cho sự phát triển mới.
Thị trường BĐS Việt Nam và tiềm năng phát triển
Thị trường BĐS Việt Nam vẫn có rất nhiều lợi ích, thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với quy mô dân số Việt Nam xấp xỉ 100 triệu dân, độ tuổi từ 25-40 tuổi chiếm tỷ lệ 55%, nhu cầu nhà ở và sức mua sắm rất lớn; tốc độ tăng trưởng GDP ổn định 6,5-6,8% trong nhiều năm qua, nền chính trị ổn định, hạ tầng giao thông đang dần phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ…Đây chính là điều kiện rất tốt để nhà đầu tư có thể yên tâm khi tìm đến đầu tư ở Việt Nam.
Trong khi đó, tốc độ gia tăng diện tích đất ở và đất chuyên dụng hàng năm chỉ khoảng 1%. Chính điều này là cho đất ở ngày càng trở nên khan hiếm và có nhiều tiềm năng tăng giá cao hơn trong tương lai.
Sự căng thẳng chính trị và kinh tế Mỹ – Trung ngày càng leo thang. Vì thế, nguồn vốn trọng yếu từ các doanh nghiệp nước ngoài cũng đổ liên tục vào Việt Nam. Cơ hội cho bất động sản công nghiệp cũng theo đó tăng lên. Công với đó, là sự phát triển của những doanh nghiệp trong nước, các công ty khởi nghiệp mọc ra; mở rộng sản xuất.. Tạo công ăn việc làm và gia tăng nguồn thu nhập cho người dân.
Một yếu tố quan trọng khác dẫn đến biến động bất động sản đó là mối quan hệ giữa các thị trường đầu tư. Nguồn tiền từ thị trường tài chính, chứng khoán và thị trường tiền số sẽ đổ về thị trường bất động sản trong tương lai.
Dự báo thị trường bất động sản năm 2022
Gần đây nhất, có 3 xu hướng dự báo cho thị trường bất động sản năm 2022:
• Dự đoán thứ nhất: Giá bất động sản sẽ tăng mạnh vào những tháng cuối năm và sẽ đạt đỉnh vào đầu năm 2022. Những dự đoán này dựa vào yếu tố nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Cùng với đó là các thông tin phát triển kinh tế như Việt Nam ký hiệp định tự do thương mại; việc nới lỏng tiền tệ làm cho lạm phát có xu hướng tăng. Kéo theo nguồn vốn đổ dồn vào thị trường bất động sản. Và thị trường bất động sản sẽ có cơ hội đạt đỉnh; khi mà đại dịch Covid-19 được đẩy lùi và nền kinh tế hoạt động lại bình thường.
• Dự đoán thứ hai: Giá bất động sản năm 2022 có xu hướng tăng mạnh ở các khu vực TP. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận như Đồng Nai, Long An, Bình Dương. Nhưng tổng thể cả nước sẽ theo chiều hướng giảm; do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục hoành hành.
Dự đoán thứ ba: Bất động sản năm 2022 sẽ về vùng đáy. Trước tình hình dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát, số lượng vaccine tiêm cho người dân chưa đủ để miễn dịch cộng đồng sẽ gây khó khăn lên thị trường bất động sản nói riêng và tình hình phát triển xã hội nói chung. Khi đó giá nhà đất sẽ về vùng đáy và nằm “bất động”.
Theo báo cáo thị trường của các đơn vị nghiên cứu: vào đầu tháng 4/2021, hầu hết các điểm nóng bất động sản đã hạ nhiệt. Thị trường hiện đã “cắt sốt” và đang quay trở lại thời điểm giảm cả về giao dịch lẫn mức độ quan tâm. Các địa phương xảy ra tình trạng sốt nóng như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng,… mức độ người tìm kiếm đã giảm, không có giao dịch. Thị trường đã xuất hiện tình trạng cắt lỗ, bỏ cọc lên đến vài trăm triệu đồng. Có thể thấy, động lực tăng giá thời điểm đầu năm bắt nguồn từ nhiều xung lực liên quan đến hạ tầng, quy hoạch. Đây là thông tin “vàng” thu hút các nhà đầu tư tham gia thị trường đông đảo; mức độ tăng giá cao đã tạo ra con sóng đầu năm 2021. Sau những cơn “sốt” đẩy giá lên, các nhà đầu tư chưa thể tham gia ngay mà cần chờ thị trường tự điều chỉnh xuống một ngưỡng hợp lý. Trong khi một vài điểm sốt nóng có giá tăng hợp lý; thì không ít nơi lại xuất hiện giá ảo, gây rủi ro cho nhà đầu tư và hệ lụy cho các tổ chức, hoạt động kinh tế.
Nhìn chung, dù theo dự đoán nào đi nữa thì thị trường hiện nay cũng ghi nhận giá đất ở nhiều nơi cũng có dấu hiệu tăng nhẹ. Các nguồn tiền từ thị trường tài chính và nguồn vốn đầu tư đổ vào thị trường bất động sản. Những điều này cho thấy khả năng phát triển của thị trường bất động sản thời gian tới.
Lời kết
Trên đây là một số thông tin dự đoán giá đất 2022 trên thị trường. https://chungcuhanoivip.net/ hy vọng đã mang đến cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quan về thị trường bất động sản trong thời gian tới. Dù thị trường trong thời gian ngắn có nhiều biến động. Nhưng nhìn chung bất động sản vẫn là kênh đầu tư hiệu quả trong tương lai. Chúc các bạn đầu tư thành công.