Nhà cấp 3 là gì? Nhà Cấp 3 mấy tầng – Phân loại nhà tại Việt Nam

Nhà cấp 3 là gì? Bạn đang ở trong ngôi nhà nhưng vẫn không biết đó là nhà cấp mấy. Về cấp độ phân hạng nhà hiện nay chúng ta có 6 cấp: cấp 1, 2, 3, 4, nhà tạm và biệt thự. Hãy cùng tìm hiểu về nội dung trong bài viết này nhé !

Nhắc đến các loại hình nhà ở, mọi người thường chỉ nghĩ đến nhà cấp 4, nhà phố, chung cư, biệt thự,…nhưng lại ít người để ý đến nhà cấp 3. Trong bối cảnh quỹ đất ở thành phố và khu đô thị đang dần hạn hẹn thì mô hình nhà cấp 3 đang được nhiều người ưa chuộng hơn bao giờ hết. Vậy nhà cấp 3 là gì? Nhà cấp 3 có mấy tầng? Đặc điểm mô hình nhà ở này thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của “Nhà Ở Ngay”. Hãy cùng nhau đi tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về nhà cấp 3

Bạn đang có ý định xây một căn nhà tiện nghi và hiện đại nhưng gặp khó khăn về kinh tế? Đừng lo lắng, nhà cấp 3 là một sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Vậy nhà cấp 3 là gì? Đặc điểm của nhà cấp 3 như thế nào? Cùng tìm hiểu sau đây:

Nhà cấp 3 là gì?

Nhà cấp 3 là loại hình nhà ở có kết cấu chịu lực tốt, được kết hợp giữa bê tông, cốt thép, xi măng hoặc gạch nung. Hạn sử dụng của nhà cấp 3 lên tới 40 – 45 năm. Hiện nay, ở Việt Nam, nhà cấp 3 có 3 loại hình cơ bản như sau:

Nhà cấp 3 truyền thống: Là nhà ở được thiết kế bằng mái ngói (đa số là mái đỏ) với các chi tiết đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được các tiện ích cần có của gia đình.

Nhà cấp 3 nghĩa là gì? Phân loại nhà ở Việt Nam
Nhà cấp 3 nghĩa là gì? Phân loại nhà ở Việt Nam

Nhà cấp 3 là loại nhà ở phổ biến ở các thành phố hiện nay. Kết cấu chắc chắn, sử dụng bê tông cốt thép và gạch. Có niên hạn sử dụng trên 40 năm. Nhà được bao che quanh bằng tường gạch, mái ngói và các vật liệu hoàn thiện bằng vật liệu phổ thông.

Nhà cấp 3 phong cách hiện đại: Là nhà ở được thiết kế và trang trí theo kiểu dáng và nội thất phương Tây. Nhà ở kiểu này thích hợp cho những người trẻ tuổi hoặc đôi vợ chồng mới cưới, mang đến một không gian sống hiện đại và năng động.

Nhà cấp 3 phong cách hiện đại
Nhà cấp 3 phong cách hiện đại

Nhà ở cấp 3 mái lệch: Là kiểu nhà có kiến trúc mái dốc nghiêng, cách điệu hơn so với mái dốc truyền thống. Giúp không gian căn nhà rộng hơn và thoáng đãng hơn.

Nhà ở cấp 3 mái lệch
Nhà ở cấp 3 mái lệch

Đặc điểm nhận biết nhà cấp 3

Để có cái nhìn rõ nét hơn về nhà cấp 3 là gì, chúng ta có thể dựa vào những đặc điểm nhận biết của nhà cấp 3 như sau:

  • Nhà cấp 3 có mấy tầng nhỉ? Số tầng được pháp luật quy định tối đa là 2 tầng, nếu xây cao hơn sẽ không được gọi là nhà cấp 3.
  • Tổng diện tích sàn nhà cấp 3 trong khoảng 1000m2 – dưới 5000m2
  • Kết cấu nhà chịu lực tốt, được xây dựng bằng bê tông cốt thép và xây gạch chắc chắn.
  • Thường sử dụng mái ngói hoặc mái Fibro Ciment.
  • Vật liệu xây dựng hoàn toàn phổ thông như xi măng, gạch nung đỏ, cát, đá,…nên giá thành khá phải chăng.
  • Tiện nghi sinh hoạt cơ bản.
  • Bản vẽ chi tiết phải tương hợp với công trình hoàn thiện.

Ưu và nhược điểm của nhà cấp 3

Dù là loại hình nhà ở nào thì việc tìm hiểu ưu, nhược điểm trước khi quyết định thi công xây dựng là điều vô cùng cần thiết. Hãy cùng khám phá những ưu và nhược điểm của nhà cấp 3 nhé!

Ưu điểm:

  • Sử dụng vật liệu hoàn thiện ngoại thất và nội thất tương đối ổn.
  • Nhờ có kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép nên hạn sử dụng lên tới hơn 40 năm.
  • Chi phí xây dựng vừa phải, thích hợp với những cặp vợ chồng trẻ còn hạn chế tài chính.
  • Thời gian thi công hoàn thiện nhanh, hạn chế chi phí phát sinh.
  • Không cần quá cầu kỳ về yếu tố kỹ thuật nhưng vẫn đảm bảo sự chắc chắn và vẻ đẹp cho ngôi nhà.

Nhược điểm:

  • Nếu nhà có người già sẽ gây bất tiện khi di chuyển lên xuống cầu thang
  • Việc dọn dẹp sẽ mất nhiều thời gian vì phải di chuyển giữa các tầng lầu.

Phân Loại Chi tiết các loại nhà ở Việt Nam

Theo: Thông tư liên bộ, Số 7 – LB/TT Xây dựng – Tài chính – UBVGNN và Tổng cục quản lý ruộng đất ngày 30-9-1991)

Và để phân biệt nhà cấp 3 với các loại hình nhà khác, Thông tư liên bộ, Số 7 – LB/TT Xây dựng – Tài chính – UBVGNN và Tổng cục quản lý ruộng đất ngày 30-9-1991 hướng dẫn việc phân loại các hạng nhà, hạng đất và định giá tính thuê nhà, đất đã liệt kê rõ các tiêu chuẩn phân biệt riêng của từng loại nhà. Cụ thể như sau:

Biêt thự

– Ngôi nhà riêng biệt, có sân vườn, hàng rào bao quanh.

– Kết cấu chịu lực khung, sàn, tường bằng bê tông cốt thép hoặc tường gạch.

– Bao che nhà và tường ngăn cách các phòng bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch.

– Mái bằng hoặc mái ngói, có hệ thống cách âm và cách nhiệt tốt.

– Vật liệu hoàn thiện (trát, lát, ốp) trong và ngoài nhà tốt.

– Số tầng không hạn chế, mỗi tầng phải có ít nhất 2 phòng để ở.

– Tiện nghi sinh hoạt đầy đủ (bếp, toilet, tắm, điện nước), chất lượng tốt.

Nhà cấp 1

– Kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch có niên hạn sử dụng quy định trên 80 năm.

– Bao che nhà và tường ngăn cách các phòng bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch.

– Mái bằng bê tông cốt thép hoặc lợp ngói, có hệ thống cách nhiệt tốt.

– Vật liệu hoàn thiện (trát, lát, ốp) trong và ngoài nhà tốt.

– Tiện nghi sinh hoạt (bếp, xí, tắm, điện nước) đầy đủ, tiện lợi, không hạn chế số tầng.

Nhà cấp 2

– Kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch có niên hạn sử dụng quy định trên 70 năm;

– Bao che nhà và tường ngăn cách các phòng bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch;

– Mái bằng bê tông cốt thép hoặc mái ngói bằng Fibroociment;

– Vật liệu hoàn thiện trong ngoài nhà tương đối tốt;

– Tiện nghi sinh hoạt đầy đủ. Số tầng không hạn chế.

Nhà cấp 3

– Kết cấu chịu lực kết hợp giữa bê tông cốt thép và xây gạch hoặc xây gạch. Niên hạn sử dụng trên 40 năm;

– Bao che nhà và tường ngăn bằng gạch;

– Mái ngói hoặc Fibroociment;

– Vật liệu hoàn thiện bằng vật liệu phổ thông.

– Tiện nghi sinh hoạt bình thường, trang bị xí, tắm bằng vật liệu bình thường. Nhà cao từ 2 tầng.

Nhà cấp 4

– Kết cấu chịu lực bằng gạch, gỗ. Niên hạn sử dụng tối đa 30 năm.

– Tường bao che và tường ngăn bằng gạch (tường 22 hoặc 11 cm).

– Mái ngói hoặc Fibroociment.

– Vật liệu hoàn thiện chất lượng không cao.

– Tiện nghi sinh hoạt hạn chế.

Phân hạng nhà ở Việt Nam

Do trong thực tế các nhà xây dựng thường không đồng bộ theo những tiêu chuẩn quy định trên đây, do đó mỗi cấp nhà có thể chia ra 2 hoặc 3 hạng dựa trên những căn cứ chủ yếu sau:

– Đạt 4 tiêu chuẩn đầu đối với biệt thự và 3 tiêu chuẩn đầu của của nhà cấp I,II,III,IV được xếp vào hạng 1.

– Nếu chỉ đạt ở mức 80 % so với hạng 1 thì xếp vào hạng 2

– Nếu chỉ đạt từ dưới 70 % so với hạng 1 thì xếp vào hạng 3

– Nhà tạm không phân hạng.

Tóm lại nhà cấp 3 là gì? Nhà cấp 3 là ngôi nhà được xây bằng bê tông cốt thép và gạch chắc chắn. Có niên hạn sử dụng trên 40 năm và sử dụng vật liệu hoàn thiện thông thường.

Những mẫu nhà cấp 3 được yêu thích nhất hiện nay?

Sau khi đã tìm hiểu rõ nhà cấp 3 là gì với những ưu điểm vượt trội của loại hình nhà ở này, bạn đã muốn xây dựng căn nhà của mình theo mô hình nhà cấp 3 hay chưa? Dưới đây là những mẫu nhà cấp 3 được nhiều gia đình yêu thích để bạn tham khảo.

Mẫu nhà cấp 3 mái Thái

Nhà mái Thái là kiểu nhà được xây dựng theo phong cách cấu trúc thấp tầng. Đặc điểm chính của mẫu nhà này chính là mái có dạng ngói và được xếp chồng lên nhau. Kiểu thiết kế này được đánh giá là rất cầu kỳ, vừa tạo nên vẻ hiện đại vừa mang hơi thở cổ điển sang trọng. Căn nhà mái Thái giống như một căn biệt thự nằm trong khu đô thị vậy.

Mẫu nhà cấp 3 mái Thái toát lên vẻ đẹp hiện đại
Mẫu nhà cấp 3 mái Thái toát lên vẻ đẹp hiện đại

 

Mẫu nhà cấp 3 mái Thái với tông màu trắng chủ đạo
Mẫu nhà cấp 3 mái Thái với tông màu trắng chủ đạo

Mẫu nhà cấp 3 hiện đại

Mẫu nhà cấp 3 phong cách hiện đại được rất nhiều các gia đình yêu thích ở khu đô thị. Căn nhà có thiết kế giống như một căn biệt thự mini hiện đại với khoảng 3 – 4 phòng ngủ. Những mẫu nhà cấp 3 này thích hợp cho cặp vợ chồng và cả gia đình đông người nhiều thế hệ sinh sống.

Mẫu nhà cấp 3 hiện đại phù hợp cho các cặp vợ chồng trẻ
Mẫu nhà cấp 3 hiện đại phù hợp cho các cặp vợ chồng trẻ

Mẫu nhà cấp 3 phong cách truyền thống

Mẫu nhà cấp 3 phong cách truyền thống khá phổ biến ở khu vực nông thôn, ngoại thành. Thiết kế đơn giản, không quá cầu kỳ nên tiết kiệm chi phí xây dựng, phù hợp với những gia đình có nhiều thế hệ sống chung.

Mẫu nhà cấp 3 truyền thống với màu ngói đỏ đặc trưng
Mẫu nhà cấp 3 truyền thống với màu ngói đỏ đặc trưng

Kết Luận:

Trên đây là những thông tin chia sẻ, giải đáp chi tiết nhà cấp 3 là gì và các đặc điểm nhận biết của nhà cấp 3 để bạn có thể nắm rõ. Hi vọng, qua bài viết này của Thông tin căn hộ bạn sẽ có thêm ý tưởng thiết kế cho căn nhà của mình thật hoàn hảo nhé! Chúc bạn thành công!

Nguồn: Thongtincanho.vn

THÁNG 3