Cầu Tứ Liên? Vị trí ở đâu, Tầm quan trọng đối với giao thông, quy hoạch Thủ Đô

Cầu Tứ Liên là cầu nối quan trọng của khu vực Đông Anh với các vùng lân cận và nội thành Hà Nội. Khi đưa vào hoạt động sẽ góp phần giảm tải giao thông cho các cầu lân cận cũng như kết nối và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội cho những vùng ven xung quanh, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Xem thêm dự án Khai Sơn City được hưởng lợi nhất khi cầu tứ liên đi vào hoạt động

Cầu Tứ Liên là cây cầu cáp bắc qua sông Hồng kéo dài khoảng 3km từ đường Nghi Tàm thuộc quận Tây Hồ cho đến khu vực Đông Hội thuộc huyện Đông Anh. Cây cầu này không chỉ đơn giản thực hiện chức năng kết nối giao thông mà còn là công trình tiêu biểu thể hiện nét văn hóa, tâm linh và là biểu tượng của khu vực Đông Anh Hà Nội.

Cầu Tứ Liên với mức đầu tư khoảng 17.000 tỷ đồng sẽ là cây cầu thứ 8 bắc qua sông Hồng, nối liền huyện Đông Anh với trung tâm thành phố Hà Nội qua đường Nghi Tàm. Dự án không chỉ giải quyết bài toán khó về giao thông vận tải Thủ đô mà còn kết nối và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội cho những vùng ven xung quanh, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng, nối liền huyện Đông Anh và trung tâm thành phố
Cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng, nối liền huyện Đông Anh và trung tâm thành phố

QUY HOẠCH DỰ ÁN CẦU TỨ LIÊN

Quy hoạch cầu Tứ Liên qua sông Hồng được xem là điểm nhấn trọng yếu, nối liền quận Tây Hồ, quận Long Biên và huyện Đông Anh, nối sân bay Nội Bài về trung tâm thành phố Hà Nội.

Điểm đầu của dự án nằm ở điểm giao cầu Nghi Tàm, điểm cuối đi qua nút giao thông Quốc lộ 5 kéo dài với tổng chiều dài tính theo tuyến thẳng là 4.84km. Theo đó, dự án cầu Tứ Liên qua sông Hồng nằm trên các tuyến: nút giao Nghi Tàm, nút giao Hữu Hồng, nút giao Tả Hồng, nút giao kết nối bãi giữa, nút giao Quốc lộ 5 kéo dài.

Nhịp chính của cầu Tứ Liên bắc ngang qua sông Hồng, nối liền hai bờ với mật độ dân cư dọc tuyến đường Nghi Tàm – Âu Cơ khá cao. Từ đó góp phần phát triển hệ thống giao thông đường bộ, vận tải hành khách công cộng, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Bản đồ vị trí xây dựng cầu Tứ Liên
Bản đồ vị trí xây dựng cầu Tứ Liên

Là một trong số 12 cây cầu bắc qua sông Hồng, song dự án cầu Tứ Liên có nhiều lợi thế hơn hẳn về mặt vị trí. Khoảng cách từ bán kính cầu Tứ Liên đến các địa điểm xung quanh tương đối gần và tiện lợi:

– Đến Hồ Tây: 2km

– Đến cầu Nhật Tân: 4km

– Đến Hồ Gươm: 4.5km

– Đến sân bay Gia Lâm: 5km

– Đến sân bay nội bài: 16km

Mới đây, các thông tin về thời gian xây dựng cầu, kiến trúc cây cầu đã được công bố trên các website thông tin đại chúng. Theo đó thời điểm dự kiến khởi công cầu Tứ Liên là vào năm 2021 ( giải phóng mặt bằng ), thời gian thi công cầu vào khoảng 42 tháng.

Bản đồ Hành chính Việt Nam và 63 tỉnh thành khổ lớn 1TẢI QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT BÁN KÍNH 1KM CẦU TỨ LIÊN

VỊ TRÍ CẦU TỨ LIÊN

Vị trí thi công cầu Tứ Liên hiện tại và điểm đầu của dự án kết nối với đường quy hoạch dọc theo đê sông Hồng, thuộc địa bàn phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thủ đô Hà Nội. Điểm cuối cùng của cầu kết nối trực tiếp với đường quy hoạch trục cầu Thượng Cát – Vĩnh Tuy – Thanh Trì và trục đường Cổ Loa – Tứ Liên – Quốc lộ 5 nằm trên địa bàn xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội, khu vực nằm ở phía Đông Bắc thủ đô Hà Nội.

Cầu bắc từ Đông Hội, Đông Anh sang đường Nghi Tàm, Tây Hồ.
Cầu bắc từ Đông Hội, Đông Anh sang đường Nghi Tàm, Tây Hồ.

Cầu Tứ Liên là cây cầu nối từ xã Đông Hội huyện Đông Anh sang đường Nghi Tàm quận Tây Hồ, cây cầu có chiều dài 3km. Sau khi hoàn thành, cầu Tứ Liên sẽ trở thành một trong số các tuyến giao thông chính cho người dân di chuyển từ khu vực huyện Đông Anh vào nội thành Hà Nội. Giảm tải trực tiếp mật độ giao thông cho cầu Chương Dương, Long Biên, Đông Trù hiện nay.

Cầu Tứ Liên đi qua đê Phương Trạch và sông Hồng.
Cầu Tứ Liên đi qua đê Phương Trạch và sông Hồng

Không chỉ mang lại sự kết nối giao thông thuận lợi, cầu Tứ Liên còn là biểu tượng của khu vực, thể hiện nét tâm linh, văn hóa của Đông Anh. Góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của toàn huyện và khu vực lân cận.
Được thai nghén từ thời điểm năm 2010, khi Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội được phó thủ tướng giao phó lựa chọn hình thức đầu tư vào dự án triển khai xây dựng cầu Tứ Liên của các nhà đầu tư theo quy định hiện hành, phù hợp với quy hoạch khu vực.
Theo quy hoạch chuẩn, phần thân cầu Tứ Liên sẽ có chiều dài 3km, phần nối từ các đường trục lên cầu có chiều dài 4km, tổng cộng là 7km. Cầu kéo thẳng qua sông Hồng, thiết lập một lộ trình mới từ Đông Anh qua hầm đường bộ Hồ Tây, giảm thời gian lưu thông của người dân từ khu vực Cổ Loa, Đông Hội sang khu vực trung tâm thủ đô từ khoảng 40 phút xuống còn 10 phút.
Cầu Tứ Liên được thiết kế theo lối kiến trúc dây văng, vừa đảm bảo chịu lực phù hợp với lưu lượng nước của sông Hồng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Một đầu của cầu nằm ở khu vực Đông Hội, Xuân Canh, Đông Anh, đầu còn lại thuộc nút giao thông bên cạnh khách sạn Thắng Lợi, Nghi Tàm, Tây Hồ.

THIẾT KẾ DỰ ÁN CẦU TỨ LIÊN

Cầu Tứ Liên được tư vấn thiết kế bởi Wimberly Allison Tong & Goo (WATG) – Một công ty thiết kế hàng đầu thế giới của Mỹ. Đây là chiếc cầu dây văng hiện đại với các hệ khung làm bằng thép tạo nên những nhịp cầu lớn, thanh thoát và mềm mại. Chiều dài thân cầu là 2.6 km và chiều rộng mặt cầu là 60m, đường nối 2 đầu cầu khoảng 1.2km. Tổng chiều dài toàn bộ tuyến nối hai bờ sông Hồng là khoảng 4.84km.

Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CỦA CẦU TỨ LIÊN.

Trong bối cảnh xã hội, kinh tế đang ngày càng đi lên và phát triển, nằm ở vị trí giao thông huyết mạch của thủ đô Hà Nội kết nối tới khu vực phía Đông Bắc, là cây cầu thứ 7 bắc qua sông Hồng trong địa phận Hà Nội. Cầu Tứ Liên mang trong mình một ý nghĩa lớn lao hơn chức năng kết nối giao thông cơ bản của một cây cầu đơn thuần.

Nắm bắt được tầm vóc và ý nghĩa lớn lao mà cầu Tứ Liên mang lại cho hiện tại và tương lai của người dân thủ đô Hà Nội, đơn vị thiết kế T.Y.Lin đã đầu tư rất nhiều tâm huyết, thời gian để nghiên cứu kỹ càng, bài bản về lịch sử, văn hóa cũng như là các phương án kỹ thuật, kinh tế để có thể đưa ra phương án thiết kế xuất sắc nhất cho đồ án xây dựng dự án cầu Tứ Liên.

Cầu thiết kế dây văng với ý tưởng hình ảnh rồng thiêng bay lên trời

Điểm nhấn đặc biệt của dự án cầu Tứ Liên qua sông Hồng chính là ý tưởng xây dựng hệ trụ mang hình ảnh 4 con rồng từ mặt nước bay vút lên trời cao. Cùng với đó là những sợi dây văng tạo hiệu ứng như những giọt nước bám lên thân rồng. Điều này gợi nhắc đến cái tên Thăng Long – Hà Nội, mảnh đất rồng bay linh thiêng, huyền thoại.

Hình ảnh phối cảnh cầu Tứ Liên
Hình ảnh phối cảnh cầu Tứ Liên

Định hướng về phát triển hệ thống giao thông sau khi có sự hiện diện của cầu Tứ Liên sẽ là: Tăng cường phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng nhằm đáp ứng phần lớn nhu cầu đi lại của thủ đô Hà Nội như là xe buýt nhanh, đường sắt trên cao, triển khai một số tuyến đường nhiều tầng từ vành đai 4 đi vào. Hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống giao thông vận tải của thủ đô theo từng giai đoạn. Tổ chức các phương án giao thông hài hòa tại những nút giao của dự án nhằm tối đa công năng và đẹp mắt về thẩm mỹ, kiến trúc.

Hình ảnh cầu Tứ Liên dưới ánh hoàng hôn
Hình ảnh cầu Tứ Liên dưới ánh hoàng hôn

Kết nối giao thông vận tải toàn tuyến phục vụ thi công, xây dựng các công trình lớn, khu công nghiệp như là Đông Anh – Cổ Loa, Gia Lâm – Sài Đồng, Bắc Thăng Long – Vân Trì.

Phát triển toàn diện về văn hóa, du lịch cho khu vực phía Bắc thủ đô Hà Nội như là Tam Đảo, Cổ Loa, Ba Bể.

Lộ trình giao thông khép kín xung quanh cầu Tứ Liên.
Lộ trình giao thông khép kín xung quanh cầu Tứ Liên.

Kết nối giao thông vận tải toàn tuyến phục vụ thi công, xây dựng các công trình lớn, khu công nghiệp như là Đông Anh – Cổ Loa, Gia Lâm – Sài Đồng, Bắc Thăng Long – Vân Trì.

Phát triển toàn diện về văn hóa, du lịch cho khu vực phía Bắc thủ đô Hà Nội như là Tam Đảo, Cổ Loa, Ba Bể..

CẦU TỨ LIÊN BAO GIỜ TRIỂN KHAI ?

Theo quy hoạch của thủ đô Hà Nội, sẽ có 5 cây cầu mới được triển khai bắc qua sông Hồng và sông Đuống thời gian tới đây. Một cây cầu được đầu tư theo hình thức BT ( xây dựng – chuyển giao ), 4 cầu còn lại theo hình thức PPP (Đối tác công tư ).

Cầu Tứ Liên nằm trong số 4 cây cầu được đầu tư theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng (BT), cụ thể:

Cầu Tứ Liên: Bắc qua sông Hồng nối từ quận Tây Hồ đến huyện Đông Anh. Tổng vốn đầu tư 17.000 tỷ đồng.

Cầu Trần Hưng Đạo: Bắc qua sông Hồng nối từ quận Hoàn Kiếm đến quận Long Biên. Tổng vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng.

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2: Bắc qua sông Hồng nối từ quận Hai Bà Trưng đến quận Long Biên. Tổng vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng.

Cầu Giang Biên: Bắc qua sông Đuống nối từ quận Long Biên sang địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

CẦU TỨ LIÊN MANG ĐẾN DIỆN MẠO MỚI CHO THỦ ĐÔ HÀ NỘI!

Hà Nội, thành phố nghìn năm tuổi là một biểu tượng văn hóa, lịch sử của Việt Nam với nhiều nét giao thoa được kết tinh từ ngàn năm văn hiến.

Thủ đô Hà Nôi có dân số vào khoảng 8,3 triệu người, là trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước, là đầu mối giao thông đi lại quan trọng bậc nhất của khu vực phía Bắc ( đồng bằng sông Hồng và tam giác phát triển kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh ).

Với xu thế phát triển mạnh về 2 bên sông Hồng thì trong tương lai, Hà Nội sẽ xây dựng nhiều cầu vượt qua sông để đáp ứng lưu lượng giao thông ngày càng tăng.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CẦU TỨ LIÊN

– Lối vào phía Nam: Nối từ đường Nghi Tàm đến đường đê dọc sông Hồng.
– Lối vào phía Bắc: Giao của đường dẫn đến nút giao Quốc Lộ 5.
– Nút giao Nghi Tàm.
– Nút giao Hữu Hồng.
– Nút giao bãi giữa.
– Nút giao Tả Hồng.
– Nút giao Quốc Lộ 5.

Sơ đồ 5 nút giao của dự án cầu Tứ Liên
Sơ đồ 5 nút giao của dự án cầu Tứ Liên

Tiêu chuẩn kỹ thuật của cầu Tứ Liên:

Loại đường: Đường bộ.
Tốc độ thiết kế: 100km/H.
Bán kính tối thiểu: 250m.
bán kính tối thiểu không có độ cao: 2.500m
Độ dốc dọc tối đa: 5%.
Bán kính tối thiểu của đường công lồi: 3.000m.
Chiều dài của đường cong lồi: 70m.
Bán kính tối thiểu của đường cong lõm: 2.000m.
Độ cao cực đại: 8%.
Khoảng cách nhìn xa tối thiểu: 100m.

 

HÌNH ẢNH VỊ TRÍ, THỰC TẾ CẦU TỨ LIÊN VÀ CÁC ĐỊA ĐIỂM CẦU ĐI QUA!

Dưới đây là một số các hình ảnh về vị trí, tiến độ thực tế của dự án cầu Tứ Liên và một số địa điểm mà cầu sẽ chạy qua

Vị trí cầu Tứ Liên đi qua đê Phương Trạch và sông Hồng
Vị trí cầu Tứ Liên đi qua đê Phương Trạch và sông Hồng
Cầu Tứ Liên bắc từ Nghi Tàm, Tây Hồ sang xã Đông Hội, Đông Anh
Cầu Tứ Liên bắc từ Nghi Tàm, Tây Hồ sang xã Đông Hội, Đông Anh
Nút giao ở chân cầu phía Hà Nội rất gần với khách sạn Thắng Lợi
Nút giao ở chân cầu phía Hà Nội rất gần với khách sạn Thắng Lợi

DỰ ÁN SẼ HƯỞNG LỢI KHI CẦU TỨ LIÊN HÌNH THÀNH

Do kết nối trực tiếp từ khu vực trung tâm Hà Nội là quận Tây Hồ đến khu vực Đông Hội của huyện Đông Anh nên các dự án xung quanh 2 khu vực này sẽ là các dự án được hưởng nhiều ưu thế do thời gian di chuyển giữa 2 khu vực giảm từ khoảng 40 phút xuống còn 10 phút.

Các dự án nằm phía Đông Anh sẽ có nhiều lợi thế hơn khi dễ dàng tiếp cận vào trung tâm thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực cũng như giá trị bất động sản.

Các dư án hưởng lợi nhất phải kể đến như Dự án Khai sơn, Dự án Vinhomes Cổ Loa, Trung Tâm Triển Lãm Quốc Gia: Vingroup là chủ đầu tư của dự án Vinhomes Cổ Loa, Trung Tâm Triển Lãm Quốc Gia, tổng diện tích của dự án lên đến 300ha với hàng ngàn lô liền kề, biệt thự, căn hộ chung cư cùng hệ thống tiện ích vui chơi giải trí phong phú, đa dạng. Với uy tín và nền tàng tài chính hùng hậu của chủ đầu tư Vingroup, nơi đây sẽ trở thành trung tâm của Đông Anh trong tương lai gần.

Phối cảnh dự án Vinhomes Cổ Loa.
Phối cảnh dự án Vinhomes Cổ Loa.

Dự án Hà Nội Aqua Central – 44 Yên Phụ

Hà Nội Aqua Central có chủ đầu tư là công ty cổ phần tháp nước Hà Nội ( HWT ). Thiết kế bởi CPG Việt Nam. Dự án có quy mô là tòa căn hộ siêu cao cấp 21 tầng cung cấp 238 căn hộ hạng sang và căn hộ penthouse. Các căn hộ đều có diện tích rộng từ 117m2 đến 146m2 và có từ 3 đến 4 phòng ngủ.

Phối cảnh dự án chung cư cao cấp Hà Nội Aqua Central
Phối cảnh dự án chung cư cao cấp Hà Nội Aqua Central

Hiện dự án đã bàn giao nhà cho khách hàng.

Có thể thấy, dự án triển khai xây dựng cầu Tứ Liên đã tác động đến toàn bộ nền kinh tế, xã hội giá trị bất động sản khu vực mà cầu đi qua. Tạo nên cú hích vô cùng lớn cho thị trường trong tương lai.

THÁNG 3