Cúng tân gia (hay còn gọi là cúng nhập trạch, cúng nhà mới) được xem là một thủ tục vô cùng quan trọng khi bạn chuẩn bị dọn về nhà mới. Vậy vì sao phải cúng tân gia, cúng tân gia cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những kiến thức phong thuỷ nhà đất mà gia chủ phải hết sức chú ý để có cuộc sống và tài vận thuận buồm xuôi gió.
Vì sao lại phải cúng tân gia?
Trước tiên chúng ta cần hiểu tân gia là gì? Theo nhiều người thì tổ chức tân gia nhà như một mâm tiệc như một lời thông báo ngắn gọn với bà con, bạn bè đến để ăn mừng và chung vui cùng với mình. Sau khi xây dựng hoặc mua được một căn nhà mới.
Từ ngàn xưa, cha ông ta đã cho rằng mỗi vùng đất, mỗi khu vực đều có những vị Thần Linh cai quản. Chính vì thế việc trình diện, xin phép khi dọn đến nhà mới là điều hoàn toàn cần thiết. Thực hiện nghi lễ nhập trạch còn thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với các vị Thần Linh, Thổ Địa, cũng như thể hiện mong ước được các vị Thần che chở và phù hộ để có được một cuộc sống thuận hòa, êm ấm, suôn sẻ tại ngôi nhà mới.
Xem thêm: Thông tin mở bán căn hộ view hồ 22ha Khai Sơn City
Theo quan niệm, mua hoặc xây dựng một căn nhà là một cột mốc đánh dấu một khởi đầu an cư lạc nghiệp dành cho con người. Việc có được một chỗ ở khang trang, cố định giúp cho gia chủ ổn định cuộc sống. Có thể mở rộng việc kinh doanh hoặc phát triển thị trường một cách nhanh chóng nhất.
Bên cạnh đó, cúng tân gia nhà còn là một trong những mâm cúng rất quan trọng đối với những người vừa mới xây nhà. Theo tâm linh, những người mới xây nhà hoặc mua nhà mới, cần phải làm một mâm cúng.
Đây được xem như một lời thông báo về sự hiện diện của mình đối với thổ thần đất đai và các vong hồn đang cư ngụ xung quanh đây. Theo đó, mâm cúng còn là xem như một lời cầu nguyện đối với ông bà tổ tiên phù hộ cho gia chủ
Lễ cúng tân gia cần chuẩn bị những gì?
Để tránh việc thiếu sót, mất thời gian trong ngày chuyển nhà, bạn cần nắm rõ cúng tân gia (nhà mới) cần những gì để chuẩn bị đầy đủ.
Hãy dùng một mảnh giấy nhỏ, ghi chú lại những thứ cần chuẩn bị trong lễ tân gia và lên kế hoạch mua hoặc soạn ra sẵn nhé!
Tìm ngày tốt làm lễ tân gia
Đối với bất cứ ngày lễ, ngày trọng đại nào thì việc xem xét về ngày tốt, thời gian để cúng kiến sẽ giúp cho lễ cúng trở nên đúng chuẩn và phù hợp rất nhiều. Và tất nhiên là không riêng gì với lễ cúng tân gia nhà, việc lựa chọn ngày giờ cúng là vô cùng quan trọng.
Một ngày tốt chuyển nhà nên hội tụ đủ những yếu tố: Thuận lợi cho chủ nhà, là ngày hoàng đạo đẹp, nếu là ngày hợp với tuổi mệnh của gia chủ thì càng tốt.
Đối với những ngày được dọn vào nhà phải là những ngày có phần trực Khai, Thành, Mãn phải phù hợp với việc dọn vào nhà. Và thường những ngày này sẽ không thể nào xem được bằng năm sinh. Do đó, bạn cần tham khảo các thầy phong thủy hoặc những người có kinh nghiệm về lĩnh vực này.
Về thời khắc để làm lễ nhập trạch thì bạn cần nắm vững các canh giờ của thời gian theo vòng sau đây: Dần (3-5 giờ), Tỵ (9-11 giờ), Dậu (17-19 giờ), Thân (15-17 giờ) và Thìn (7-9 giờ)
Đây được xem là 6 giờ hoàng đạo tốt nhất của việc cúng tân gia nên cần xem xét và lựa chọn. Giờ tân gia nhà mới có thể được dùng tuổi, năm sinh để xem và chọn giờ tránh xung khắc, tuổi kỵ với những giờ bên trên. Như gia chủ nằm trong các tuổi Tý, Ngọ, Mẹo thì nên né giờ Dậu vì đây là giờ xấu và tứ hành xung với tuổi tác.
Chuẩn bị mâm đồ cúng (lễ vật) nhập trạch
Khi cúng tân gia gồm những gì? Mâm cúng tân gia thường có ba phần, là ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn. Bạn có thể chia làm 3 mâm nhỏ, hoặc bày chung trên một mâm lớn. Tùy vào điều kiện gia đình mà bạn có thể làm đồ cúng hoành tráng hay gọn nhẹ.
Nhưng hãy nhớ, quan trọng vẫn là lòng thành và không có chuyện mâm cúng tân gia lớn thì sẽ được phù hộ nhiều hơn. Vậy nên bạn cứ sắm lễ cúng tân gia nhà mới trong khả năng tài chính của mình nhé!
- Ngũ quả: Lựa chọn 5 loại trái cây tươi ngon theo mùa, ít hoặc nhiều hơn 5 cũng được, miễn sao mâm trái cây phải tươi ngon và đẹp mắt.
- Hương hoa: Gồm lọ hoa tươi cúng nhà mới (có thể chọn hoa hồng, cúc hoặc ly), cặp đèn cầy, nhang, trầu cau, vàng mã, 3 hũ nhỏ đựng muối gạo và nước.
- Mâm cơm cúng chuyển nhà: Phụ thuộc vào quan niệm thờ cúng mà bạn có thể chọn mâm cơm chay cúng tân gia hoặc mâm cơm mặn.
Nếu là mâm cỗ mặn thì gồm bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 trứng vịt luộc), gà luộc hoặc heo quay, xôi hoặc cháo, các món mặn khác tùy ý.
Nếu là mâm cơm chay thì bạn có thể làm theo gợi ý sau: rau củ xào, canh rau củ, đậu hũ, xôi đậu, chè, bánh kẹo,….
Ngoài ra mâm cơm cúng nhà mới còn có thêm 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 điếu thuốc.
Chuẩn bị văn khấn
Văn khấn nhập trạch khi chuyển nhà bao gồm 2 phần là văn khấn thần linh và gia tiên. Lưu ý, nên đọc văn khấn thần linh trước khi đọc văn khấn gia tiên.
Bài văn tế trình bày mong muốn của gia chủ, xin phép chuyển nhà và chuyển bàn thờ đến nhà mới. Gia chủ cần đọc rành mạch với thái độ thành tâm.
Sau khi đã chuẩn bị 3 mâm lễ cúng tươm tất, gia chủ sẽ đứng trước bàn thờ gia tiên thắp 3 nén nhang vái lạy rồi cắm vào lư nhang.
Sau đó sẽ đọc bài văn khấn Thần Linh về nhà mới. Nếu nhà trọ, chung cư không có bàn thờ gia tiên thì gia chủ đứng trước mâm cúng ở giữa nhà để đọc bài văn khấn.
Chuẩn bị những đồ vật (vật phẩm) khác
Bên cạnh những vật phẩm dùng để cúng bái chính thì gia chủ cũng cần phải chuẩn bị những vật phẩm sau:
- Bếp than dùng để ở giữa cửa chính.
- Chiếu (hoặc nệm) đang sử dụng.
Theo thủ tục vào nhà mới thì các thành viên khi bước vào nhà sẽ không được đi tay không, mà các thành viên trong gia đình cũng phải cầm theo các đồ vật may mắn như: Chổi mới, bếp nấu (như bếp gas, bếp dầu và không dùng bếp điện vì dân gian quan niệm rằng bếp điện có tinh mà không có tướng, tức có nhiệt mà không có ngọn lửa nên không tốt), gạo, muối, vàng, tiền bạc và các vật may mắn khác,…
Những điều cần nhớ khi cúng tân gia
Sau khi đã cúng tân gia xong thì đây chính là các mẹo để giúp giải trừ những điều, và điềm xấu trong ngôi nhà, sẽ giúp cho gia chủ có được một ngôi nhà hoàn hảo.
Đốt nến đoán khí lưu và tình trạng nhà
Đây là một trong những mẹo xem nhà dân gian mà không phải ai cũng biết được. Đốt nến là một những cách đoán khí lưu của ngôi nhà cũng như tình trạng của ngôi nhà.
Chỉ cần đốt một cây nến to ở góc đông nam nhà và theo dõi ngọn lửa cháy bạn sẽ tìm ra được huyền cơ trong toàn bộ căn nhà.
Đầu tiên, bạn sẽ thấy được hướng khí chảy trong ngôi nhà bạn là theo hướng nào tùy theo hướng lửa cháy (chắc chắn rằng bạn phải đóng toàn bộ các loại cửa để tránh gió lùa ảnh hưởng đến quá trình đoán dòng khí).
Ngoài ra, khi ngọn lửa cháy thẳng và lớn thì chứng tỏ ngôi nhà rất có nhiều oxy và thoáng mát còn nhà nếu quá ẩm thì lửa sẽ cháy leo lét và thiếu oxy.
Xông nhà
Theo quan niệm của nhiều người thì xông nhà là một hình thức đi từ trước ra sau là đã có thể xông được nhà. Tuy nhiên, đó là đối với ngôi nhà bạn đã ở quá lâu rồi, còn đối với ngôi nhà mới thì cần phải sử dụng một số loại khói xông nhà. Để giúp cho ngôi nhà trở nên sạch ẩm và loại bỏ hết mùi côn trùng.
Khi xông nhà, bạn cần mở hết cửa nhà để tạo độ thoáng khí sau đó cầm theo một lư trầm xông nhà. Bạn mang đi khắp nhà để cho khói trầm có thể lan tỏa và át hẳn các mùi ẩm mốc trong nhà.
Việc đi từ trước ra sau sẽ giúp loại trừ hết các khí độc có bên trong nhà và mang đến một không khí tươi mát và thơm tho cho ngôi nhà.
Chuông gió
Chuông gió là một trong các vật dụng hàng đầu và rất cần đối với những ngôi nhà. Chuông gió với tên gọi khác là phong linh có nhiệm vụ trong phong thủy là dẫn dắt khí trời luân chuyển trong nhà.
Theo những người xưa, thì tiếng kêu của chuông gió tạo ra âm thanh hệ kim giúp mang đến tiền tài cho gia chủ nếu được treo đúng hướng.
Một tác dụng khác của phong linh chính là việc cảnh báo “người âm” rằng nơi đây đã có người cư ngụ nên hãy tránh xa.
Văn Cúng Tân Gia
Văn khấn tạ lễ Gia tiên
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Chúng con xin lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật
Chúng con xin lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần
Chúng con xin kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần
Con kính lạy ngài Bản cảnh thành hoàng, ngài Bản xứ thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, cùng các chư vị tôn thần.
Chúng con xin kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh nội ngoại họ:………………..
Chúng con là: ……………. (đọc tên lần lượt tất cả mọi người từ trên xuống dưới)
Hôm nay là ngày … tháng … năm … âm lịch là ngày lành tháng tốt
Chúng con đã chuẩn bị thiết lập linh sàng, sửa biện lễ vật, dâng lên bàn thờ, trước linh tọa kính trình các cụ nội ngoại Gia Tiên. Chúng con được nhờ hồng phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã phù hộ cho chúng con tạo lập được ngôi nhà mới (nhập trạch về nơi ở mới). Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Tại địa chỉ:…………………………………….
Chúng con xin cúi xin các cụ, ông bà Tổ tiên cùng chư vị hương linh nội ngoại họ phù hộ …………… thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an, mạnh khoẻ xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Anh linh chiếu giám, cảm niệm ơn dày. Với lòng thành kính chúng con chuẩn bị với lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Văn khấn nhập trạch cho lễ cúng tân gia
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Chúng con xin kính lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật
Chúng con xin kính lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần
Chúng con xin kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần
Chúng con xin kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân
Chúng con xin kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần
Chúng con xin kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngủ thổ, Phúc đức tôn thần
Chúng con xin kính lạy các ngài tiền hậu địa chủ tài thần
Chúng con xin kính lạy các ngài các vị Tôn thần cai quản trong nơi này.
Chúng con xin kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh nội ngoại họ:………………..
Tín chủ chúng con là:……………………………………..
Ngụ tại:………………………………………..
Hôm nay là ngày …. tháng …. năm …. âm lịch, ngày lành tháng tốt trong năm
Hương đăng chúng con đã bắc, lễ vật đã dâng trình, tâm niệm đã trình báo. Tại nơi đây trước bản tọa chư vị tôn thần, chúng con xin cúi xin hoan hỷ hải hà thụ nhận chứng giám.Tín chủ chúng con xin cúi đầu thành tâm tạ ơn các Ngài, xin các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ chúng con toàn gia an lạc, mọi việc được hanh thông mọi việc tốt lành , sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm…
Bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin cơ bản nhất về lễ cúng tân gia. Tùy theo từng vùng miền mà lễ tân gia sẽ có nét những đặc trưng riêng. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ tìm thấy cho mình những thông tin hữu ích cho mình nhé!