Danh Mục
- 1 PHẠM NHẬT VƯỢNG LÀ AI?
- 1.1 Thông tin chung
- 1.2 Cuộc đời và sự nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng
- 1.3 CON ĐƯỜNG THÀNH CÔNG CỦA ÔNG PHẠM NHẬT VƯỢNG
- 1.4 “KHỞI NGHIỆP” TRÁI NGÀNH, “ÔNG VUA THỨC ĂN CHẾ BIẾN”
- 1.5 “KHỞI NGHIỆP” TRÁI NGÀNH, “ÔNG VUA THỨC ĂN CHẾ BIẾN”
- 1.6 QUAY VỀ VIỆT NAM, ĐƯA TẬP ĐOÀN VINGROUP NGÀY MỘT VỮNG MẠNH
- 1.7 “BÙNG NỔ” VỚI NHIỀU CÚ HÍCH LỚN
- 1.8 Tài sản của Ông Phạm Nhật Vượng
- 1.9 Đời tư và gia đình
- 1.10 Những câu nói nổi tiếng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
- 1.11 Các thương hiệu của tập đoàn Vingroup
PHẠM NHẬT VƯỢNG LÀ AI?
Phạm Nhật Vượng là ai? Phạm Nhật Vượng (sinh ngày 5/8/1968 tại Hà Nội, quê gốc Hà Tĩnh) hiện là người giàu nhất Việt Nam – Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn VinGroup. Ông chủ Vingroup hơn một lần có tên trong danh sách 200 người giàu nhất thế giới với khối tài sản tỷ đô.
Với tổng tài sản 5,6 tỷ USD tính đến tháng 4/2020. ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, hiện đứng 286 trên bảng xếp hạng tỷ phú thế giới của Tạp chí Forbes, thấp hơn 47 bậc so với năm 2019. Nhưng tới ngày 26/10/2020 con số này hiện tại tăng lên 6,6 tỷ USD khi thị trường giá cổ phiếu Vingroup liên tục tăng
Thông tin chung
Ông Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968 tại Hà Nội. Ông từng theo học Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga và có thời gian dài sinh sống tại Nga và Ukraine. Ông khởi nghiệp từ những năm tháng còn ngồi trên ghế giảng đường, tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm nên bị phá sản.
Năm 1993, Sau khi tốt nghiệp Đại học MGRI-RSGPU, ông kết hôn với bà Phạm Thu Hương và chuyển về Kharkov, Ukraine sinh sống. Tại đây ông và bà Hương ở một nhà hàng tên là Thăng Long ở Kiev.
Cũng trong năm 1993, ông Vượng thành lập Technocom bắt đầu sản xuất mì ăn liền thương hiệu “Mivina”. Đến năm 2004, “Mivina” phát triển nhanh chóng và chiếm tới 97% thị phần đồ ăn liền tại Ukraine. Năm 2010, ông bán lại cơ sở Technocom ở Ukraine cho Nestle với mức giá 150 triệu USD.
Từ những năm 2000, ông Phạm Nhật Vượng đầu tư về Việt Nam thông qua 2 công ty cổ phần Vincom và Vinpearl. Trong đó nổi bật là những dự án như Khu du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Land Nha Trang, Trung tâm thương mại Vincom Center Bà Triệu và Vincom Center Hồ Chí Minh.
Kể từ năm 2009, ông Vượng đổi tên Tập đoàn Technocom thành tập đoàn Vingroup, chuyển trụ sở từ Kharkov về Hà Nội; kể từ đó tập trung toàn lực đầu tư cho các dự án Việt Nam. Tính đến hiện tại, ông đã cho ra mắt nhiều thương hiệu và công ty trực thuộc tập đoàn như: Vincom, Vinhomes, Vinpearl, Vinmec, Vinschool, Vinfast, VinEco…
Với những thành công trong sự nghiệp, ông Phạm Nhật Vượng nắm trong tay khối tài sản lên tới hàng tỷ USD. Ông cũng là vị tỷ phú đô la đầu tiên và hiện đang là người giàu nhất Việt Nam.
Cuộc đời và sự nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng
Phạm Nhật Vượng sinh ra trong một gia đình có ba anh em mà ông là anh cả, ba ông là một quân nhân, mẹ ông làm nghề bán nước chè dạo. Trong những năm 1969 – 1970, kinh tế Việt Nam nói chung và những gia đình ở vùng nông thôn nói riêng rất khó khăn. Do đó, nhiều thanh niên mong muốn cố gắng học thật giỏi để được thoát ly, kiếm tiền lo cho gia đình và ông Vượng cũng không ngoại lệ.
Năm 1987, nhờ thành tích học Toán vượt trội, Phạm Nhật Vượng đã thi đỗ vào trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội. Và từ đây, ông được Chính phủ cử đi du học ở Moskva (Nga) với chuyên ngành “Kinh tế địa chất”.
Năm 1993, Liên bang Xô Viết tan rã, Phạm Nhật Vượng sau khi tốt nghiệp đại học đã kết hôn với bà Phạm Thu Hương và rẽ hướng sang kinh doanh tại thủ đô Nga. Sau đó, ông chuyển đến Ukraine để mở nhà hàng và vay mượn người thân, bạn bè 10.000 USD để thành lập Công ty Technocom chuyên sản xuất mỳ gói tại cố đô Kharkov.
Với ưu thế nguyên liệu tươi ngon được trực tiếp nhập từ Việt Nam, thương hiệu mỳ ăn liền Mivina được đông đảo người dân ưa chuộng và chiếm tới 97% thị trường tại đây vào năm 2004.
Năm 2007 thừa thắng xông lên, Phạm Nhật Vượng đã mở rộng hoạt động sản xuất sang các sản phẩm khác như các loại súp đóng gói và thức ăn nhanh…Liên tục gặt hái được những thành công, ông được người dân tại Ukraine nhìn nhận với danh xưng “ông vua của thức ăn chế biến”.
Năm 2010, ông quyết định bán lại Technocom cho Công ty Nestle Thụy Sĩ với giá 150 triệu USD để tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
Trước đó vào năm 2001, ông đã thành lập Công ty Cổ phần Vinpearl đầu tư vào phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam. Năm 2003, ông tận dụng một số hòn đảo hoang sơ tại Nha Trang, biến chúng thành khi nghỉ dưỡng cao cấp có tên là Vinpearl Resort Nha Trang. Một năm sau, Vincom Bà Triệu – tổ hợp trung tâm thương mại đầu tiên được khai trương tại Hà Nội.
Tháng 1/2012, Công ty Cổ phần Vinpearl sáp nhập và Công ty Cổ phần Vincom vào thành Tập đoàn VinGroup. Một tháng sau, cổ phiếu Vingroup (mã: VIC) chính thức có mặt trên sàn giao dịch đã minh chứng cho sự lớn mạnh của Tập đoàn này.
CON ĐƯỜNG THÀNH CÔNG CỦA ÔNG PHẠM NHẬT VƯỢNG
Phạm Nhật Vượng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội sau khi tốt nghiệp phổ thông, nhờ những thành tích học tập xuất sắc, đã được chọn sang du học ở Moskva (Nga) tại Trường Mỏ địa chất và theo học ngành kinh tế địa chất.
“KHỞI NGHIỆP” TRÁI NGÀNH, “ÔNG VUA THỨC ĂN CHẾ BIẾN”
Năm 1993, ở thời điểm khi Liên bang Xô Viết đã tan rã với rất nhiều hệ lụy và cơ hội mới, Phạm Nhật Vượng sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế địa chất đã không lựa chọn nghề mỏ đã học mà bắt đầu sự nghiệp kinh doanh, đầu tiên ở chính thủ đô Nga rồi chuyển đến Ukraina, mở nhà hàng và thành lập Công ty Technocom tại cố đô Kharkov.
“KHỞI NGHIỆP” TRÁI NGÀNH, “ÔNG VUA THỨC ĂN CHẾ BIẾN”
Năm 1993, ở thời điểm khi Liên bang Xô Viết đã tan rã với rất nhiều hệ lụy và cơ hội mới, Phạm Nhật Vượng sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế địa chất đã không lựa chọn nghề mỏ đã học mà bắt đầu sự nghiệp kinh doanh, đầu tiên ở chính thủ đô Nga rồi chuyển đến Ukraina, mở nhà hàng và thành lập Công ty Technocom tại cố đô Kharkov.
Ngày 8/8/1993, ông bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền với thương hiệu “Mivina” theo quy trình sản xuất nhập khẩu từ Việt Nam. Đến năm 2004, mỳ ăn liền hiệu “Mivina” đã chiếm tới 97% thị phần ở Ukraine. Năm 2007, doanh nghiệp của ông bắt đầu sản xuất thức ăn nhanh và sản xuất các loại súp đóng gói. Thành công vang dội, cái tên Phạm Nhật Vượng được xứng danh “ông vua thức ăn chế biến” tại thị trường Ukraina.
QUAY VỀ VIỆT NAM, ĐƯA TẬP ĐOÀN VINGROUP NGÀY MỘT VỮNG MẠNH
Đến năm 2010, sự nghiệp của ông rẽ sang một bước ngoặt khác khi Nestle mua lại công ty Technocom với mức giá không được tiết lộ. Sau đó Phạm Nhật Vượng quay về Việt Nam, ông nảy ra ý tưởng biến một số đảo hoang sơ tại Nha Trang thành khu nghỉ dưỡng cao cấp. Kết quả là Vinpearl Resort Nha Trang 225 phòng ra đời.
Một năm sau, ông khai trương Vincom Bà Triệu – tổ hợp trung tâm thương mại đầu tiên tại Hà Nội. Ba năm sau, ông bổ sung 260 phòng nữa tại Vinpearl và lắp cáp treo xuyên biển dài 3,2 km. Ông cũng cho xây dựng Vincom Village với hàng trăm biệt thự cao cấp. Vincom được niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2007. Trong khi đó, Vinpearl vẫn là công ty kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng độc lập.
Tháng 1/2012, Công ty CP Vinpearl sáp nhập vào Công ty CP Vincom và chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng được sự tín nhiệm tuyệt đối của Đại hội đồng cổ đông, bầu vào vị trí Chủ tịch Tập đoàn.
Tháng 2 /2012, cổ phiếu Vingroup (mã: VIC) chính thức được phát hành trên sàn giao dịch đã minh chứng tiềm lực của tập đoàn.
Hiện nay, Vingroup đã khẳng định mình với 4 nhóm thương hiệu chiến lược gồm: Vinhomes (Hệ thống Bất động sản nhà ở dịch vụ hạng sang); Vincom (Hệ thống TTTM đẳng cấp); Vinpearl (Bất động sản du lịch; dịch vụ du lịch – giải trí); Đồng thời mở rộng ra các lĩnh vực như Vinmec (y tế chất lượng cao), Vinschool (giáo dục)… và mới nhất là Vinfast (ô tô).
Năm 2014 được đánh giá là năm bản lề gia nhập thị trường bán lẻ của tỷ phú Phạm Nhât Vượng khi mua lại chuỗi siêu thị thuộc quản lý của Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) và xây dựng các thương hiệu như VinFashion, BFF, VinDS (chuỗi siêu thị tổng hợp), VinPro (bán lẻ điện máy). Bên cạnh đó, đơn vị này cũng ra mắt thương hiệu thương mại điện tử “A Đây Rồi” để cùng các công ty con trong lĩnh vực bán lẻ khác mở rộng phạm vi hoạt động, tăng độ phủ trên thị trường.Sau đó, có thể kể đến là việc Vingroup đề xuất gửi Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải bày tỏ nguyện vọng được làm nhà đầu tư chiến lược của hai đơn vị thành viên thuộc Vinalines là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Sài Gòn (Cảng Sài Gòn) và Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng (Cảng Hải Phòng).
Trước đó, Vingroup cũng đã nắm trong tay Cảng Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và một công ty con của Vingroup cũng đã nộp đơn xin trở thành thành đầu tư Dự án Xây dựng cảng hành khách Phú Quốc tại huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang).
Tập đoàn Vingroup luôn được đánh giá là thương hiệu đa ngành lớn mạnh trong nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, tập đoàn này đã liên tục có những công trình lớn mang tầm cỡ quốc tế như Times City, Royal City, biệt thự Vinhomes Riverside hay sắp tới đây là chung cư Vinhomes Nguyễn Chí Thanh. Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch hội đồng quản trị VinGroup chính là người đã góp phần lớn nhất tạo nên một thương hiệu lớn mạnh hàng đầu trong nền kinh tế Việt Nam.
Tòa nhà cao nhất Việt Nam, Landmark 81 tại Hồ Chí Minh cũng là công trình nổi tiếng của tập đoàn đình đám này.
“BÙNG NỔ” VỚI NHIỀU CÚ HÍCH LỚN
Vingroup cũng khiến giới kinh doanh xe hơi ngạc nhiên với thương hiệu Vinfast ra mắt tháng 10/2018. Dù là một doanh nghiệp xe hơi non trẻ nhưng Vinfast khiến giới thị trường ngạc nhiên tại Triển lãm Paris Motor Show tại Pháp.
Tài sản của Ông Phạm Nhật Vượng
Phạm Nhật Vượng lần đầu tiên xuất hiện trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7/3/2011 với giá trị tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam (tương đương 1 tỷ đô tại thời điểm đó).
Ông cũng nắm giữ 49 triệu cổ phiếu của VIC và 20 triệu cổ phiếu VPL. Chỉ tính riêng số vốn ở VIC, tài sản của ông Vượng tăng gần 200 tỷ đồng.
Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes nêu tên lần đầu vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ đô la Mỹ, 2,1 tỷ năm 2016. cho đến tháng 3 năm 2014 là 1,6 tỷ USD. Ông cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2013.
Theo thống kê trên bảng xếp hạng của Fobes ngày 12/3/2019, Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng vọt lên 7,9 tỷ USD, trở thành người giàu thứ #239 thế giới. Nhảy 260 bậc so với vị trí #449 năm ngoái.
Đời tư và gia đình
Ông là một người nổi tiếng nhưng cũng khá kín tiếng trong chuyện đời tư.
Vợ của vị tỷ phú này là bà Phạm Thu Hương – nổi tiếng là “Vua bà” sàn chứng khoán. Bà cũng là người bạn sát cánh bên ông từ những bước đầu khởi nghiệp.
Hiện tại, bà Hương đang nắm giữ hơn 49 triệu cổ phiếu của tập đoàn Vingroup với giá trị gần 3,4 nghìn tỉ VND. Bà là Phó chủ tịch HĐQT của Vin Group.
Phạm Nhật Vượng có 3 người con là Phạm Nhật Minh Hoàng, Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Anh.
Những câu nói nổi tiếng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Là đàn anh trong thế hệ đầu tàu của giới doanh nhân Việt Nam, những tôn chỉ trong kinh doanh và lãnh đạo của ông được rất nhiều người học hỏi.
1. “Làm gì cũng phải đam mê, nghiêm túc với công việc, học hỏi liên tục cả đối thủ.”
2. “Nhanh không có nghĩa là không chất lượng, chúng ta chỉ lấy đó làm lý do khi yếu kém.”
3. “Chúng ta chưa bao giờ lên đỉnh và sẽ có lẽ không bao giờ có đỉnh.”
4. “Hãy tận dụng thế mạnh của mình thành cái mạnh nhất để cạnh tranh với cái mạnh của đối thủ.”
5. “Luôn giữ tinh thần startup, không để xuất hiện suy nghĩ hưởng thụ.”
6. “Tôi chỉ tập trung vào việc của mình, còn người khác muốn nói gì thì mặc họ.”
7. “Đôi lúc thực hiện công việc nên tư duy cực kì đơn giản, chỉ cần chưa chết, tương lai xài tốt, và có tính lâu dài.”
8. “Đối với nhân viên, nếu không đạt mục tiêu đặt ra sẽ cắt phúc lợi không phạt, làm tốt thưởng ngay.”
9. “Nghe khách hàng nói, khách hàng chê, xem khách hàng như người thầy để ra sản phẩm phục vụ khách hàng.”
10. “Cấp trên phải có thời gian đào tạo cho cấp dưới được quy hoạch rõ ràng. Phải dành ra thời gian để huấn luyện hằng tháng, hằng năm.”
Các thương hiệu của tập đoàn Vingroup
Hiện nay, VinGroup là tập đoàn đa ngành và mở rộng hệ sinh thái kinh doanh ở những lĩnh vực sau:
– Vinschool: Hệ thống giáo dục liên cấp
– Vineco: Sản phẩm nông nghiệp sạch
– Vinmart: Hệ thống bán lẻ
– Vinpro: Siêu thị điện máy & công nghệ
– Vinfast: Công nghiệp nặng, chế tạo ô tô, xe máy…
– Vinfa: Nghiên cứu, sản xuất, phân phối thuốc, sinh phẩm y tế, dược mỹ phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.
– Vinhomes: Hệ thống căn hộ, biệt thự và nhà phố thương mại cao cấp
– Vincity: Bất động sản đại chúng với hệ thống dịch vụ đồng bộ
– Vincom: Chuỗi trung tâm thương mại
– Vinpearl: Hệ thống nghỉ dưỡng, du lịch, giải trí cao cấp
– Vinmec: Hệ thống bệnh viện đa khoa quốc tế
Và một số lĩnh vực khác.
Tag: Phạm Nhật Vượng, Tập Đoàn Vingroup, Phạm Nhật Quân Anh, Tỷ Phú Phạm Nhật Vượng, Phạm Nhật Minh Hoàng, Phạm Nhật Vượng Pham Thu Huong, tiểu sử Phạm Nhật Vượng, vợ Phạm Nhật Vượng, con trai Phạm Nhật Vượng, tài sản Phạm Nhật Vượng, Phạm Nhật Vượng tiểu sử
Nguồn: Chunguhanoivip.net
- Năm 2025 Tuổi nào Phạm Thái Tuế? Cách giải hạn Thái Tuế nên biết
- Cách chọn tầng khi mua chung cư. Nên tránh những tầng nào?
- Tổng hợp những chung cư giá rẻ Hà Nội giá dưới 1 tỷ đồng
- 12 ĐIỀM TRỌNG YẾU VỀ PHONG THỦY KHI MUA NHÀ CHUNG CƯ
- Mở bán dự án Green Little Town – Liền kề Shophouse giá hấp dẫn nhà giới tư