Cầu Thượng Cát? Vị trí ở đâu, Kết nối Bắc Từ Liêm với Đông Anh, Mê Linh

Theo quy hoạch, Cầu Thượng Cát nối quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh và huyện Mê Linh sẽ giúp kết nối giao thông nhiều vùng của Thủ đô Hà Nội.Khi đi vào hoạt động Cầu Thượng cát sẽ là dự án giao thông huyết mạch của khu vực phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội nối quận Bắc Từ Liêm sang huyện Đông Anh.

Cầu Thượng Cát là dự án cầu đường trọng điểm của thành phố Hà Nội trong 10 năm tới. Sau khi hoàn thành, cầu Thượng Cát được đánh giá là tuyến đường huyết mạch giúp giảm tải 1 lượng lớn lưu lượng giao thông cho cầu Thăng Long cũng như giúp cho việc đi lại khu vực phía Tây Hà Nội sang Mê Linh thuận tiện, dễ dàng hơn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về dự án này trong bài viết sau đây.

Cầu Thượng Cát? Vị trí ở đâu, Kết nối Bắc Từ Liêm với Đông Anh, Mê Linh 1

Bản đồ quy hoạch cầu Thượng Cát

Trong bản đồ quy hoạch cầu Thượng Cát có chiều dài dự tính là 6km với độ rộng khoảng 6 đến 10 làn xe. Sau khi hoàn thiện, cầu được hứa hẹn sẽ mang tới một luồng gió mới cho hạ tầng giao thông khu vực phía Tây Hà Nội. Nếu như trước đây, để di chuyển sang khu vực Đông Anh, Mê Linh người dân chỉ có thể lựa chọn giữa cầu Bắc Thăng Long và cầu Nhật Tân thì lúc đó sẽ có thêm sự lựa chọn mới là cầu Thượng Cát.

Xem thêm: Có thể bạn quan tâm khu đô thị 180ha Khai sơn city mở bán giai đoạn 2

Giới thiệu dự án cầu Thượng Cát

Theo quy hoạch giao thông mới nhất của TP.Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì TP sẽ tiến hành xây dựng cầu Thượng Cát nối quận Bắc từ Liêm với huyện Đông Anh. Vào năm 2011, dự án cầu Thượng Cát thuộc tuyến đường vành đai 3.5 của thành phố Hà Nội theo hình thức Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT) và thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư cho dự án BT.

Bản đồ quy hoạch cầu Thượng Cát với Vành đai 3,5, đường Tây Thăng Long và đường nối cầu Nhật Tân với Vành đai 4
Bản đồ quy hoạch cầu Thượng Cát với Vành đai 3,5, đường Tây Thăng Long và đường nối cầu Nhật Tân với Vành đai 4

Thủ tướng lưu ý UBND TP. Hà Nội phải tiến hành tổ chức, thẩm định và phê duyệt báo cáo chi tiết khả năng thi công dự án phù hợp với kế hoạch. Đồng thời, TP.Hà Nội đã tiến hành phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn nhà đầu tư triển khai thực hiện, đảm bảo hiệu quả việc đầu tư, đúng yêu cầu và tiến độ. Đặc biệt, Thủ tướng còn chỉ rõ TP Hà Nội xem xét, chỉ định nhà đầu tư và chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của dự án cầu Thượng Cát.

Ngoài ra, khi dự án cầu Thượng Cát đi vào hoạt động sẽ giúp việc đi lại của người dân từ khu Bắc Từ Liêm ở Hà Nội sang khu Đông Anh, Mê Linh dễ dàng hơn. Đặc biệt, cầu còn giảm tải giao thông khi đi qua cầu Thăng Long cũng như cầu Nhật Tân ở phía xa hơn.

Vị trí dự án cầu Thượng Cát ở đâu?

Vị trí cầu Thượng Cát ở đâu? Chắc chắn, đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về dự án cầu Thượng Cát. Theo bản đồ quy hoạch, cầu Thượng Cát được thiết kế Bắc qua sông Hồng, chạy từ xã Thượng Cát ( Bắc Từ Liêm) đến xã Đại Mạch (Đông Anh).

+ Điểm đầu: Dự án cầu Thượng Cát bắt đầu từ đường vành đai 3.5 chạy cắt ngang qua con đê Thượng Cát sang xã Đại Mạch, Đông Anh.

+ Điểm cuối: Tuyến giao trực tiếp với đường vành đai 3 phía Bắc Sông Hồng. Đây chính là tuyến đường trục chính của khu đô thị.

Vị trí cầu Thượng Cát đoạn thuộc địa phận quận Bắc Từ Liêm
Vị trí cầu Thượng Cát đoạn thuộc địa phận quận Bắc Từ Liêm
Vị trí cầu Thượng Cát nhìn từ cầu Thăng Long.
Vị trí cầu Thượng Cát nhìn từ cầu Thăng Long.
Theo qui hoạch, đường dẫn lên cầu Thượng Cát sát với KCN Bắc Thăng Long.
Theo qui hoạch, đường dẫn lên cầu Thượng Cát sát với KCN Bắc Thăng Long
Như vậy, cầu Thượng Cát theo qui hoạch sẽ kết nối Vành đai 3,5 hướng về đường Hoàng Sa
Như vậy, cầu Thượng Cát theo qui hoạch sẽ kết nối Vành đai 3,5 hướng về đường Hoàng Sa
Cầu Thượng Cát nhìn từ cầu Thăng Long
Cầu Thượng Cát nhìn từ cầu Thăng Long

Tiến độ thi công dự án cầu Thượng Cát

Hiện nay, TP Hà Nội là đơn vị Nhà nước được Chính phủ phê duyệt làm chủ đầu tư dự án cầu Thượng Cát. Dưới sự ủy thác của thủ tướng Chính phủ, TP. Hà Nội có toàn quyền trong việc lựa chọn xây dựng, do đó phải chịu toàn bộ trách nhiệm về hiệu quả của dự án cũng như quá trình thi công dự án.

Mặc dù, dự án quy hoạch cầu Thượng Cát đã diễn ra lâu nhưng đến thời điểm hiện tại thì thông tin về nhà thầu triển khai dự án Thượng Cát vẫn là một dấu hỏi. Cầu Thượng Cát bao giờ khởi công vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Để nắm sơ qua được dự án quy hoạch cầu Thượng Cát, bạn nên xem qua các hình ảnh của dự án cầu Thượng Cát khi tiến hành thi công:

Hà Nội triển khai đường vành đai 3.5 từ cầu Thượng Cát đến QL 32

Mới đây, TP Hà Nội sẽ thông qua việc phê duyệt dự án đầu tư thi công đường vành đai 3.5 chạy từ chân cầu Thượng Cát đến đường QL 32 theo hình thức xây dựng chuyển giao (BT). Theo đó, nội dung đầu tư sẽ triển khai đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hoàn chỉnh tuyến theo đúng phát triển quy hoạch của Thủ đô Hà Nội. Các hạng mục chính của tuyến đường sẽ là nền đường, hào cáp kỹ thuật, thoát nước, cây xanh, giao thông di chuyển các công trình,…

Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội đưa ra mục tư tuyến đường để thực hiện hóa quy hoạch giao thông của Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định 519/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2016. Tuyến vành đai 3.5 chạy từ cầu Thượng Cát đến đường QL 32 sẽ giúp người dân từ Đông Anh di chuyển đến đường 32 một cách dễ dàng. Tuyến đường này sẽ được đầu tư theo hình thức BT với tổng mức đầu tư lên đến 1.500 tỷ đồng.

Dự kiến UBND TP.Hà Nội sẽ dùng quỹ đất là khu đô thị sinh thái Tân Lập tại Đan Phượng có diện tích 48ha, nằm trong quy hoạch của khu SL để thanh toán. Thời gian dự kiến triển khai vào 2020 thời điểm cụ thể sau khi đã phê chuẩn báo cáo nghiên cứu. Tuyến đường sẽ bắt đầu từ đoạn chân cầu ở phía đê sông Hồng, đoạn nối vào đường ven rẽ lên đê thuộc địa bàn phường Liên Mạc, Bắc Từ Liêm với chiều dài khoảng 3.52km chạy đến điểm cuối là nút giao với QL 32 tại vị trí giữa trường Đại Học Công nghiệp và trường Cao Đẳng GT Vận Tải, mặt cắt ngang tuyến đường rộng 60m.

Mục đích khi triển khai lộ trình giao thông từ phía Đông Anh đến khu vực Tây Hà Nội giảm ùn tắc, áp lực giao thông đến cầu Nhật Tân, Thăng Long và các tuyến đường trong nội đô Hà Nội. Phục vụ cho nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa của nhân dân góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội của khu vực.

Cầu Thượng Cát cùng tuyến đường vành đai 3.5 dẫn đến QL32 tạo nên một lộ trình giao thông mới, dễ dàng kết nối với khu vực phía Tây của Thủ đô với huyện Đông Anh, Mê Linh.

Trên đây là thông tin về dự án quy hoạch Cầu Thượng Cát mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về dự án cầu Thượng Cát. Đánh giá chính xác vai trò của dự án khi đi vào hoạt động và đưa ra lựa chọn phù hợp khi đầu tư các dự án bất động sản tại khu vực này.

BAO GIỜ CẦU THƯỢNG CÁT TRIỂN KHAI THI CÔNG ?

Cầu Thượng Cát sẽ được nhà nước chủ trương triển khai theo hình thức BT, nghĩa là hợp đồng xây dựng – chuyển giao giữa nhà nước và một đơn vị nhà đầu tư thực hiện xây dựng dự án. Sau khi nhà đầu tư xây dựng xong cầu sẽ chuyển giao công trình cho nhà nước.

Đổi lại, nhà đầu tư được phép thực hiện một dự án khác nhà nước tạo điều kiện giao cho để thu hồi vốn và lợi nhuận hay đơn thuần là dùng quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư như là chi phí xây dựng cầu.

Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thì thông tin về nhà đầu tư chính thức được phép triển khai dự án cầu Thượng Cát vẫn là một ẩn số, cũng như quỹ đất dùng để thanh toán cho nhà đầu tư thay cho chi phí xây dựng cầu cũng chưa được thông tin chính thức.

Cầu Thượng Cát cùng tuyến đường vành đai 3,5 dẫn từ cầu đến quốc lộ 32 sẽ tạo nên một lộ trình giao thông mới vô cùng dẽ dàng để kết nối khu vực phía Tây thủ đô với huyện Đông Anh, Mê Linh. Thời điểm khởi công và bàn giao cầu Thượng Cát đến nay vẫn là một câu hỏi không có câu trả lời .

Nguồn: Thongtincanho.vn

THÁNG 3