Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà nội, dự án cầu Trần Hưng Đạo qua sông Hồng nhằm mục tiêu kết nối các quận trung tâm với khu vực phía Đông Thành phố, giảm áp lực cho cầu Long Biên và Chương Dương. Qui mô dự án dài 3km, rộng 20m, tổng mức đầu tư khoảng 7 nghìn tỉ đồng được thực hiện theo hình thức PPP, BT, thời gian hoàn thành dự kiến năm 2019. Riêng dự án này, Thành phố đang xem xét 2 phương án xây dựng cầu hoặc hầm Trần Hưng Đạo qua sông Hồng.
Chính thức duyệt phương án Cầu Trần Hưng Đạo
Theo phương án được lựa chọn, cầu chính dài 900m, gồm 6 nhịp, tổng chiều dài cầu và đường dẫn hai đầu khoảng 5,5 km, qua các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên.
Cầu gồm hai chiều, mỗi chiều hai làn xe cơ giới và một làn xe hỗn hợp. Ngoài ra, các khoảng không được tận dụng bố trí làn xe đạp tại vị trí sát vành vòm. Phần đường dành cho người đi bộ nằm ngoài vành vòm.
Đầu cầu có đường lên xuống cho người đi bộ. Trụ cầu có các đài vọng cảnh phục vụ nhu cầu ngắm cảnh của người dân và tạo điểm nhấn kết cấu. Hai đầu cầu có công viên phục vụ người dân vui chơi, giải trí.
Theo phương án đưa ra, hệ thống giao thông được thiết kế kết nối với tất cả các hướng nhưng không làm ảnh hưởng đến công trình hiện hữu tại vị trí cầu dẫn.
Dự kiến công trình được thực hiện trong hơn 3 năm, hoàn thành vào quý II/2025. Tổng mức đầu tư sơ khoảng 8.700 tỷ đồng.
Cầu Trần Hưng Đạo nằm khoảng giữa cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy. Phía nam cầu kết nối vào đường Trần Hưng Đạo tại điểm giáp ranh hai quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng.
Ở phía bắc, cầu đi qua bãi sông Hồng, men theo rìa phía tây khu vực sân bay Gia Lâm, tới nút giao quy hoạch với đường Nguyễn Văn Linh (quốc lộ 5A). Điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo – Trần Thánh Tông – Lê Thánh Tông, điểm cuối tại điểm giao với đường Vũ Đức Thuận.
QUY HOẠCH DỰ ÁN CẦU TRẦN HƯNG ĐẠO
UBND TP Hà Nội vừa có quyết định chấp thuận giao Công ty Cổ phần Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Trần Hưng Đạo theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định. Trong ảnh là toàn cảnh vị trí cầu Trần Hưng Đạo nối từ đường Trần Hưng Đạo với nút giao Cổ Linh – Long Biên – Xuân Quan.
VỊ TRÍ CẦU TRẦN HƯNG ĐẠO
Vị trí Cầu Trần Hưng Đạo có điểm đầu tại ngã 5 Trần Hưng Đạo – Trần Thánh Tông, thuộc địa bàn phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm; điểm cuối giao cắt với đường Nguyễn Văn Linh thuộc địa bàn phường Gia Thụy, quận Long Biên. Trong ảnh là vị trí cầu Trần Hưng Đạo nhìn từ đường Cổ Linh, cạnh bên dự án East Hà Nội Skyline và sân golf Long Biên.
Cầu Trần Hưng Đạo có bao nhiêu làn xe?
Theo các chuyên gia để tạo ra sự đồng thuận xã hội, cần phải công khai minh bạch về quy hoạch, diện tích đất cho dự án, giá trị đền bù. Với nguyên tắc hiện chính quyền địa phương phải giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư, cần phải tổ chức triển khai công khai, minh bạch, rõ ràng, cụ thể để người dân vùng bị di dời cũng chuẩn bị được cuộc sống mới. Trong trường hợp đã được công khai minh bạch mà không thực hiện sẽ dùng biện pháp hành chính để xử lý và sẽ nhận được sự đồng thuận của số đông.
Nguồn: chungcuhanoivip.net
- Tân trang phòng ngủ để có giấc ngủ ngon – Nên loại bỏ những thứ này
- Điều Kiện mua Nhà ở Xã Hội tại Hà Nội năm 2023. Hướng dẫn từ A – Z
- Những điều kiêng kỵ khi bố trí nội thất căn hộ, nhà ở
- Tập đoàn Sunshine ra măt căn hộ sang dự án Sunshine Sky City quận 7
- Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 khoe sắc ngày đầu mở cửa giao thông mới