Chi tiết về 8 cây cầu sắp bắc qua sông Hồng Theo quy hoạch mới nhất

Theo quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, Hà Nội dự kiến xây thêm 8 cây cầu bắc qua sông Hồng để kết nối giao thông dọc hai bên bờ sông mang lại nhiều giá trị kinh tế – xã hội trong tương lai.

Cầu Hồng Hà

Cầu Hồng Hà là cây cầu đầu tiên của phân khu đô thị sông Hồng, cầu Hồng Hà dự kiến bắc qua hai huyện Đan Phượng và Mê Linh. Chiều dài và đường dẫn lên cầu khoảng 6 km, nằm trên trục đường vành đai 4. Dưới chân cầu Hồng Hà khu vực phía nam là bãi đê Tiên Tân, phía Bắc là xã Văn Khê, huyện Mê Linh.

Đây là nơi có hàng nghìn người dân sinh sống với ao hồ, đình chùa bao quanh. Dự kiến tuyến đường dẫn lên cầu Hồng Hà là đường Tiên Tân. Hiện nay đã có hàng loạt dự án bất động sản quanh khu vực này, thị trường đã và đang có tăng trưởng nhất định. Vị trí Cầu Hồng Hà sẽ mang đến rất nhiều giá trị cho bất động sản khu vực 2 bên đầu cầu, thúc đẩy kinh tế, góp phần làm thay đổi diện mạo 2 huyện ngoại thành Hà Nội.

Cầu Hồng Hà
Cầu Hồng Hà

Cầu Thượng Cát

Cầu Thượng Cát nối với vành đai 3,5, bắc ngang qua khu dân cư Liên Mạc – Thượng Cát (Bắc Từ Liêm). Phía bắc cầu nối thẳng đến gần khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh).

Ở khu vực chân cầu, Hà Nội dự kiến xây dựng tổ hợp công trình công cộng tài chính, dịch vụ thương mại tại đây. Khi cầu được khánh thành, người dân từ khu vực phía Tây Hà Nội có thể dễ dàng đi đến huyện Đông Anh. Rút ngắn khoản cách di chuyển giữa quận Bắc Từ Liêm và Đông Anh, Mê Linh thúc đẩy hoạt động kinh tế – xã hội.

Cầu Thượng Cát
Cầu Thượng Cát

Cầu Thăng Long

Trong quy hoạch phân khu sông Hồng, cầu Thăng Long cũng được Hà Nội dự kiến xây bổ sung thêm cầu Thăng Long mới nối quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh, vị trí liền kề, song song với cầu Thăng Long hiện tại.

Cầu hiện có 2 tầng, quy mô 4 làn tầng trên dành cho ôtô và hai làn tầng dưới dành cho xe thô sơ.

Cầu Tứ Liên

Chiếc cầu Tứ Liên sẽ cầu nối quan trọng của khu vực Đông Anh với các vùng lân cận và nội thành Hà Nội. Kết nối các tuyến đường trục chính đô thị hai bên sông Hồng lại với nhau, cụ thể là đoạn Tây Hồ sang khu vực huyện Đông Anh.

Điểm đầu giao cầu Nghi Tàm, điểm cuối đi qua nút giao thông Quốc lộ 5. Dự kiến cầu được thiết kế là cầu dây văng, kết hợp văng xoắn với chi phí đầu tư khủng lên đến 17.000 tỷ đồng.

Khi đưa vào hoạt động cầu Tứ Liên sẽ góp phần giảm tải giao thông cho các cầu lân cận, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội cho khu vực vùng ven, nâng cao chất lượng cuộc sống khi đó thị trường bất động sản tại các khu vực hai bên đầu cầu sẽ phát triển mạnh mẽ, hứa hẹn nhiều tiềm năng cho các nhà đầu tư.

Cầu Tứ Liên
Cầu Tứ Liên

Cầu Trần Hưng Đạo

Cầu Trần Hưng Đạo kết nối 3 quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Long Biên, chiều dài và đường dẫn khoảng 6 km.

Vị trí chân cầu Trần Hưng Đạo nằm ở khu dân cư tại Thạch Cầu (quận Long Biên). Khi cầu được vận hành người dân sẽ dễ di chuyển từ ngoại thành vào khu vực trung tâm Hà Nội, giảm áp lực giao thông cho cầu Long Biên, Chương Dương. Kết nối bất động sản phân khúc đất nền và căn hộ với các triển vọng phát triển sân golf, công viên, giải trí. Khi hoàn thiện cầu Trần hưng Đạo ông lớn Himlam là người hưởng lợi lớn nhất khi Dự án Him Lam Thượng Thanh Sắp Triển Khai trong năm 2023 này.

==>> Xem thêm dự án đang rất hot tại Long Biên hưởng lợi nhất: Dự án Khai Sơn City Tại Khu đô thị Khai Sơn Quận long Biên

8 cây cầu sắp bắc qua sông Hồng
8 cây cầu sắp bắc qua sông Hồng

Cầu Vĩnh Tuy 2

Đây là chiếc cầu duy nhất bắc qua sông Hồng trong dự án 8 cây cầu xây mới đang ở giai đoạn thi công.

Cầu Vĩnh Tuy 2 là dự án giao thông trọng điểm kết nối hai bờ sông Hồng tại cửa ngõ phía đông nam Hà Nội. Khi hoàn thành, đây sẽ là cây cầu đầu tiên tại Hà Nội có làn đường dành riêng cho xe buýt.

Cầu Ngọc Hồi

Đây là siêu dự án lập cú hích tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội cho các khu vực xung quanh. Kết nối hai huyện Thanh Trì và Gia Lâm của Hà Nội.

Khi đi vào hoạt động, cầu Ngọc Hồi được kì vọng sẽ giải quyết tình trạng giao thông quá tải cho các phương tiện lưu thông. Giúp người dân thuận lợi di chuyển hơn vì hiện muốn qua lại 2 bên bờ sông người dân phải đi đò hoặc phà tại bến đò Văn Đức.

Cầu Ngọc Hồi khi triển khai thi công sẽ bắc qua sông Hồng, nối các khu vực trọng điểm, khiến bất động sản khu vực phía Nam, đặc biệt là huyện Thanh Trì khởi sắc, thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm, tìm kiếm.

Cầu Mễ Sở

Đây là điểm cuối của quy hoạch sông Hồng. Cầu Mễ Sở dự kiến sẽ nối huyện Thường Tín (Hà Nội) và huyện Văn Giang (Hưng Yên). Ông lớn hưởng lợi từ cây cầu Mễ Sở vẫn không ai khách là Him Lam Thường tín của tập đoàn BDS Himlam

Cầu Mễ Sở dự kiến sẽ nằm gần với khu vực cảng Hồng Vân, trạm bơm Hồng Vân ở đê Hữu Hồng và bến phà Mễ Sở. Hứa hẹn sẽ giúp giải quyết những ùn tắc trong mạng lưới giao thông ở khu vực nội đô thành phố.

Nguồn: thongtincanho.vn

THÁNG 3