Trong cuộc sống có thể chúng ta không để ý nhưng trong thực tế đời sống đã ứng dụng rất nhiều ngũ hành tương sinh, tương khắc, đặc biệt là trong phong thủy nhà ở. Ngũ hành bao gồm Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, là 5 yếu tố dựa theo mối quan hệ tương sinh, tương khắc với nhau.
Để lý giải về quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc một cách tường tận không phải là điều dễ dàng. Dưới đây là những chia sẻ của Chungcuhanoivip về vấn đề này dễ hiểu nhất đến mọi người nhé.
1. Quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc của vạn vật
5 yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ có tác động qua lại và có mối quan hệ tương sinh, tương khắc lẫn nhau. Đây là 2 quy tắc luôn tồn tại song song và là nền móng để duy trì sự sống của vạn vật.
Quan niệm về Ngũ hành tương sinh là gì?
Luật tương sinh có nghĩa là sự liên kết của các hành để hỗ trợ, thúc đẩy nhau sinh trưởng, phát triển. Trong luật ngũ hành tương sinh bao gồm hai phương diện, là vật sinh ra nó và vật nó sinh ra, gọi là mẫu và tử. Theo đó, 5 nguyên lý của quy luật tương sinh bao gồm:
– Nguyên lý 1: Mộc sinh Hỏa: Nghĩa là Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu để đốt cháy, Mộc cháy tận, thì Hỏa sẽ tự động tắt.
– Nguyên lý 2: Hỏa sinh Thổ: Sau khi Hỏa đốt cháy sự vật, vật thể hóa thành tro bụi, tro bụi sẽ hình thành và vùi đắp thành Thổ.
– Nguyên lý 3: Thổ sinh Kim: Kim sẽ ẩn trong Thổ, đá, trải qua quá trình kết tinh mới chắt lọc, lấy ra được.
– Nguyên lý 4: Kim sinh Thủy: Kim khi bị nung chảy sẽ hóa thành dạng dịch thể, dịch thể thuộc Thủy.
– Nguyên lý 5: Thủy sinh Mộc: Khi Thủy tưới cho Mộc, nên cây cối sum sê tươi tốt.
Có sinh thì phải có khắc. Vậy ngũ hành tương khắc là gì?
Ngũ hành tương khắc được hiểu là sự áp chế, cản trở sự phát triển lẫn nhau giữa các mệnh, cụ thể như sau:
– Mộc khắc Thổ: do cây cối hút hết chất dinh dưỡng làm đất trở nên khô cằn
– Thổ khắc Thủy: Nước có thể bị đất hút đi, bị chặn lại khi đang chảy
– Thủy khắc Hỏa: nước dập tắt ngọn lửa đang bùng cháy
– Hỏa khắc Kim: Lửa có thể nung nóng, tan chảy kim loại
– Kim khắc Mộc: nếu kim sắc bén sẽ chặt đổ cây cối
2. Ứng dụng ngũ hành tương sinh, tương khắc trong đời sống đặc biệt là trong việc xây nhà
Ngày nay, học thuyết Ngũ hành vẫn được vận dụng phổ biến trong đời sống, y học cổ truyền, cây trồng, xây dựng kiến trúc, màu sắc… Đặc biệt hơn chính là áp dụng ngũ hành vào việc xác định hướng tốt cho gia chủ.
Ứng dụng ngũ hành xem hướng nhà đất.
– Mệnh Mộc hợp với hướng Đông, Nam và Đông Nam
– Mệnh Kim hợp với hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam
– Mệnh Thủy thuận theo hướng Đông Nam, Bắc và Tây Bắc
– Mệnh Hỏa phù hợp nhất hướng chính Nam
– Cuối cùng là Mệnh Thổ hợp hướng Đông Bắc và Tây Nam.
Ứng dụng ngũ hành trong việc chọn màu sắc
Mỗi yếu tố sẽ có những màu sắc phong thủy tượng trưng cụ thể như:
Ứng dụng chọn cây cảnh phong thủy theo ngũ hành
Cây cảnh giúp cho không gian sống gia đình trở nên hài hòa, thoải mái hơn. Tuy nhiên, chọn được những loại cây hợp với mệnh của mình thì lại càng tốt nhất. Những gợi ý sau đây sẽ giúp ít cho anh chị:
Cây thuộc hành Kim: cây Bạch Mã Hoàng Tử, cây Lan Ý, Cây Ngọc Ngân, cây Bạch Lan, cây Phát Tài,.. Anh chị cũng có thể chọn những loại cây thuộc hành Thổ vì Thổ sinh Kim
Cây thuộc hành Thủy: cây Phát Tài Búp Sen, cây Phát Lộc, cây Kim Tiền, cây Lan Ý, các cây dòng họ Tùng (cây Thủy Tùng, Tùng Bồng Lai,…),… Chọn thêm những cây thuộc Kim sẽ hỗ trợ mang đến tài lộc cho anh chị.
Cây thuộc hành Hỏa: những chậu cây thiên về sắc đỏ sẽ hợp với mệnh Hỏa nhất có thể kể đến như cây Trầu bà Đế Vương đỏ, cây đa Búp Đỏ, cây Vạn Lộc, cây Đuôi Công Tím,… Những cây thuộc Mộc sẽ gia tăng thêm vượng khí cho gia đình.
Cây thuộc hành Mộc: cây Ngọc Bích, cây Vạn Niên Thanh, cây Trường Sinh, cây Cau Tiểu Trâm,… Những loại cây này rất tốt cho những người thuộc hành Mộc. Muốn gia tăng tài khí anh chị nên chọn thêm những cây thuộc mệnh Thủy.
Cuối cùng là cây thuộc hành Thổ: thích hợp nhất vẫn là cây Lưỡi Hổ Vàng, cây Sen Đá Nâu, cây Lan Hồ Điệp hay cây Ngũ Gia Bì,… Lựa chọn thêm cây phong thủy thuộc Hỏa vì Hỏa sinh Thổ
Ứng dụng chọn cây phong thủy cho mẫu căn hộ độc đáo dưới đây:
Các ứng dụng khác theo ngũ hành tương sinh tương khắc
Không dừng lại ở đó, phong thủy ngũ hành còn được ứng dụng trong việc xác định bộ phận trên cơ thể con người, vị, mùa, tình trí,…qua bảng liệt kê sau:
Hiện tượng | Ngũ hành | ||||
Mộc | Hỏa | Thổ | Kim | Thủy | |
Hóa sinh | Sinh | Trưởng | Hóa | Thu | Tàng |
Vị | Chua | Đắng | Ngọt | Cay | Mặn |
Sắc | Xanh | Đỏ | Vàng | Trắng | Đen |
Mùa | Xuân | Hạ | Trưởng hạ | Thu | Đông |
Tạng | Can | Tâm | Tỳ | Phế | Thận |
Khí | Phong | Thử | Thấp | Táo | Hàn |
Phủ | Đởm | Tiểu trường | Vị | Đại trường | Bàng quang |
Ngũ thế | Cân | Mạch | Cơ | Da lông | Cốt |
Ngũ quan | Mắt | Lưỡi | Miệng | Mũi | Tai |
Tình trí | Giận | Vui | Lo | Buồn | Sợ |
3. Những vấn đề lưu ý nếu sử dụng sai ngũ hành tương sinh tương khắc
Ngũ hành tương sinh quá nhiều thì sẽ bị phản tác dụng cũng giống như củi là thứ tạo ra lửa nhưng sẽ là một đám cháy lớn nếu như có quá nhiều củi, gây hại cho tính mạng con người. Còn đối với tương khắc nội lực quá lớn sẽ gây hại cho chính bản thân nó, không còn khả khắc các hành khác nữa. Cho nên nguyên lý ngũ hành phải được vận dụng đúng đắn, linh hoạt.
Chúng ta xét về các cặp ngũ hành tương sinh
Kế đến là các cặp ngũ hành tương khắc
Tóm lại, ngũ hành tương sinh, tương khắc không chỉ dựa trên khía cạnh quy luật tứ trụ, nó còn dựa trên bản tính của con người. Phẩm chất của con người là cái sẳn có còn gọi là tính tình. Sự vui mừng, giận hờn, yêu, ghét, nhân, nghĩa, lễ… đều có mối quan hệ chặt chẽ với Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Không phải mọi tương khắc đều xấu, trong vài trường hợp tương khắc các yếu tố hỗ trợ phát triển, đó chính là bổ sung có lợi không có hại.
Qua trường hợp thực tế mà chúng tôi đưa ra. Anh chị cần phải hiểu rõ quy luật của ngũ hành tương sinh tương khắc là gì.
Những trường hợp thực tế và cách hóa giải quy luật ngũ hành tương khắc
Trong cuộc sống đều có những mối quan hệ tốt, cũng có những mối quan hệ khắc với nhau. Vì sao? Một phần do xung khắc các cặp ngũ hành ảnh hưởng đến các mối quan hệ, đặc biệt là đối với các cặp vợ chồng, công việc. Cho nên anh chị cần phải nắm cách hóa giải mệnh xung khắc dưới đây:
Đối với hôn nhân: theo nguyên tắc: “mệnh chồng khắc mệnh vợ sẽ không sao, nhưng mệnh vợ khắc mệnh chồng sẽ xấu“. Giống như chồng mệnh Thủy lấy vợ mệnh Hỏa khắc nhau nhưng không sao. Tuy nhiên, chồng mệnh Hỏa lấy vợ mệnh Thủy sẽ rất xấu.
Chính vì thế, anh chị cần phải biết rõ các quy luật tương khắc trong ngũ hành và tìm một yếu tố trung gian đến cân bằng lại sẽ không có gì đáng lo ngại cả.
Một ví dụ thực tế điển hình: Có một cặp vợ chồng, người chồng mệnh Mộc và vợ mệnh Kim. Xét theo yếu tố ngũ hành thì cả hai khắc nhau, Kim khắc Mộc. Vậy cách hóa giải trong trường hợp này chính là tìm một yếu tố trung gian thuộc hành Thủy. Cho nên, nếu vợ chồng có con hoặc có thành viên khác trong gia đình thuộc hành Thủy sẽ dung hòa, giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình.
Trong công việc: để công việc trở nên thuận lợi hơn, khi gặp gỡ một đối tác, khách hàng, anh chị có thể tìm kiếm một người có yếu tố dung hòa để cả hai có tiếng nói chung, dung hòa bầu không khí, điều này giúp cho cuộc trò chuyện ít xảy ra xung đột, tranh cãi hơn. Tất nhiên, đây chỉ là tương đối, có những trường hợp khắc nhau nhưng vẫn có thể tự dung hòa do các yếu tố khác tạo ra.
Ngoài ra, anh chị có thể tham chiếu thêm các cặp xung khắc và yếu tố trung gian sau đây:
✡️ Kim khắc Mộc: trung gian tương ứng là Thủy
✡️ Mộc khắc Thổ: trung gian tương ứng là Hỏa
✡️ Thổ khắc Thủy: trung gian tương ứng là Kim
✡️ Thủy khắc Hỏa: trung gian tương ứng là Mộc
✡️ Hỏa khắc Kim: trung gian tương ứng là Thổ
Tóm lại, cách giải quyết xung khắc giữa các cặp ngũ hành đó chính là tìm ra một yếu tố trung gian để cân bằng lại. Tuy nhiên, ngũ hành chỉ là một yếu tố nhỏ, anh chị cần phải xem xét đến nhiều yếu tố khác nữa trong phong thủy mới có thể đưa ra quyết định chính xác. Nên anh chị cũng không cần quá lo ngại.
Những phân tích trên phần nào giúp anh chị hiểu rõ hơn về ngũ hành tương sinh tương khắc. Và áp dụng yếu tố ngũ hành vào đời sống một cách hợp lý. Đặc biệt trong việc mua bán, xây dựng nhà cửa.
Anh chị đang tìm hiểu về Phong thủy ngũ hành trong Bất động sản? Nhà ở chung cư cũng là một trong những chủ đề rất được mọi người quan tâm. Việc chấp nhận loại hình nhà ở chung cư không còn xa lại. Trên đây là cẩm nang phong thủy dành riêng cho căn hộ chung cư.
Nguồn: Thongtincanho
- The Classia Khang Điền – Tiện ích hiện đại, Không gian sống xanh
- Hỏi đáp: Đất nằm trong quy hoạch có được phép tách thửa không?
- Đại hạn đáng sợ nhất khi xây nhà Kim Lâu – Hoàng Ốc – Tam Tai? Cách Hóa Giải
- Hướng dẫn Cách tính cung mệnh theo bát quái chuẩn nhất? Mẹo Phong thủy
- Ý tưởng trang trí bàn thờ gia tiên chuẩn phong thuỷ