Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam là một trong những dự án chiến lược của đường sắt Việt Nam. Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2020 và cho phép chủ đầu tư Công ty Cổ phần tư vấn, Đầu tư và xây dựng giao thông vận tải – TRICC lập báo cáo đầu tư và lựa chọn tư vấn. Cùng theo dõi bài chia sẻ dưới đây của “ Nhà Ở Ngay” để cập nhật tiến độ dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam mới nhất hiện nay nhé!
Danh Mục
Giới thiệu dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam
Bộ GTVT đã có báo cáo gửi về Ban chỉ đạo các công trình, đường sắt cao tốc Bắc Nam là dự án trọng điểm của ngành GTVT. Theo bộ GTVT, căn cứ vào chương trình làm việc của Bộ chính trị, dự kiến vào tháng 9/2022 thì Bộ chính trị sẽ xem xét có ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam có chiều dài 1.545km, đường đôi, khổ 1.435mm. Khởi điểm từ ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) và kết thúc tại ga Cà Mau (Cà Mau). Tốc độ của tuyến đường sắt cao tốc khoảng 320km/giờ. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 58,71 tỷ USD bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng 1.98 tỷ USD, chi phí xây dựng 31,58 tỷ USD, chi phí thiết bị 15 tỷ USD, chi phí dự phòng 4,07 tỷ USD.
==>> Xem thêm: Đường sắt cao tốc bắc nam trên Wikipedia
Mục tiêu xây dựng dự án đường sắt cao tốc bắc Nam
Dự án đường sắt cao tốc Bắc nam theo nhận định từ Thủ tướng chính phủ sẽ giúp giảm chi phí đầu tư, vận tải cho nền kinh tế. Hơn nữa còn đảm bảo tính khả thi, hiệu quả đầu tư, chi phí vận tải cho nền kinh tế, hiệu quả đầu tư phát triển cho ngành đường sắt trong tương lai.
Đặc biệt, tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam sau khi hoàn thành còn giảm bớt lệ thuộc vào đường bay Hà Nội – TP.HCM. Từ đó, góp phần giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường bên ngoài. Đồng thời, tăng cường kết nối tham gia giao thông, giảm áp lực lên các đô thị lớn.
Đường sắt cao tốc Bắc Nam kết nối cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế và các đầu mối vận tải tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với biển quốc tế Cái Mép – Thị Vải, tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long An kết nối TP.HCM với cảng quốc tế Long Thành.
Bản đồ quy hoạch đường sắt cao tốc Bắc Nam 2022
Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa có ý kiến về kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 đến 2030, tầm nhìn đến 2050. Dưới đây là bản đồ quy hoạch đường sắt cao tốc Bắc Nam mới nhất hiện nay:
Phương án thi công dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam 2022
Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình đầu tư và phù hợp với khả năng tài chính, nguồn lực, Bộ giao thông vận tải đã đưa ra các phương án thi công dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam như sau:
Giai đoạn 1: 2020 – 2026
Tập trung vào nghiên cứu phương án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc. Trong đó, ưu tiên xây dựng tuyến đường từ Hà Nội – Vinh, Nha Trang – TP.HCM. Có chiều dài 665km, tổng mức đầu tư dự kiến 24,72 tỷ USD.
Giai đoạn 2: 2026 -2030
Triển khai xây dựng tuyến đường sắt cao tốc đoạn từ Vinh – Nha Trang để nối thông toàn tuyến, chiều dài 894 km, tổng mức đầu tư 33,99 tỷ USD.
Giai đoạn 3: 2030-2050
Phấn đấu hoàn thành tuyến đường sắt đôi tốc độ cao khổ 1.435 mm trên trục Bắc – Nam, sau năm 2050 triển khai tổ chức khai thác tốc độ 350km/h (tốc độ cao tốc).
Liên danh tư vấn TEDI-TRICC-TEDIS cho rằng, giai đoạn 2020 đến 2030, Việt Nam sẽ phải vận hành tốc độ 200km/h, kỹ thuật công nghệ, tổ chức chạy tàu, tốc độ lên 350k/h cần phải có hệ thống đi kèm về khai thác vận hành, nhân lực có trình độ đảm bảo.
Như vậy, nếu sớm được thông qua về chủ trương và các bước chuẩn bị về thủ tục, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam có thể được chuẩn bị đầu tư sớm nhất vào cuối 2025, đến 2027 được triển khai xây dựng, hoàn thành vào khoảng 2030 – 2031, đưa vào sử dụng vào 2031. Dự án đường sắt tốc độ cao được kỳ vọng sẽ tạo đột phá của ngành đường sắt trong 10 năm tới.
Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam đi qua những đâu?
Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam có tổng chiều dài 1.545km, đi qua 20 tỉnh. Trong đó, gần 60% đi qua cầu và hầm, trên tuyến có 23 ga. Tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam sẽ đi qua các tỉnh thành sau: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam,… Nổi bật có các tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam dưới đây:
Tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội – Vinh
Đây là tuyến sẽ được xây dựng là đường sắt đôi, đảm bảo cho tài có thể chạy với tốc độ 200 km/h, cơ sở hạ tầng đáp ứng với tốc độ 350km/h. Khi hoàn thành, hành trình từ Hà Nội đến Vinh sẽ còn 2 giờ và 1 giờ 34 phút. Chiều dài toàn tuyến hơn 283 km gồm 6 ga chính trên.
Trong đó, đoạn qua Hà Nội sẽ sử dụng đường sắt ở phía Tây giảm thiểu xung đột giao thông. Đoạn qua Hà Tây sẽ cách đường sắt hiện tại, giảm giao cắt với QL 1, khu vực đông dân cư và nhà máy. Đoạn qua Hà Nam sẽ được quy hoạch hướng tuyến gần với đường bộ cao tốc xây dựng ga mới ở phía Đông của Phủ Lý. Đoạn qua Nam Định sẽ xây dựng ga bên ngoài phía Tây của Nam Định.
Còn đoạn qua Ninh Bình chạy song song với đường bộ cao tốc về phía Đông khu quy hoạch đô thị của Ninh Bình và chạy vòng điểm du lịch hồ Đồng Thái. Đoạn qua Thanh Hóa chạy về phía Tây KĐT Thanh Hóa để không ảnh hưởng đến khu vực đông dân cư và địa danh lịch sử. Đoạn qua Nghệ An sẽ chạy về phía Tây của khu quy hoạch đô thị TP.Vinh. Đoạn Hà Tĩnh quy hoạch hướng về phía Tây của đường vành đai đô thị Hà Tĩnh.
Tuyến đường sắt cao tốc Nha Trang – TP. Hồ Chí Minh
Tuyến đường sắt cao tốc Nha Trang – TP.HCM khởi đầu tại TP.HCM, đi qua các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận và Khánh Hòa. Trên toàn tuyến có 6 nhà ga và 2 ga mới đều ở Khánh Hòa và TP.HCM. Tiêu chuẩn thiết kế áp dụng với đường cấp 1 và đường cao tốc, chạy với tốc độ 350km/h.
So với tuyến đường sắt Thống Nhất, tuyến đường sắt cao tốc này chạy thẳng từ Thủ Thiêm – Long Thành – Tân Nghĩa – Phan Thiết, không nối vào ga Hòa Hưng, không đi qua địa phận tỉnh Bình Dương và TP. Biên Hòa, Đồng Nai.
Đây là một trong những dự án hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc. Tuyến đường sắt nằm trong tổng thể của tuyến đường sắt cao tốc từ Hà Nội đi TP.Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tuyến đường sắt cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ
Tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM – Cần Thơ có chiều dài 139 km. Theo quy hoạch, tuyến được thiết kế đường sắt đôi, khổ đường ray 1.435mm dành cho đường sắt tốc độ cao trên thế giới, tốc độ dưới 200km/giờ cho tàu hàng và trên 200km giờ cho tàu khách. Dự kiến khi tuyến đường sắt hoàn thành, từ TP.HCM đến Cần Thơ tàu chỉ chạy mất 45 phút. Điểm đầu của ga là Tân Kiên và điểm cuối cuối là Cái Răng. Tổng vốn đầu tư xây dựng khoảng 10 tỷ USD.
Nhìn chung, Việt Nam với địa hình trải dài xuyên suốt, vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt có cước phí cạnh tranh nên dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam được đánh giá là loại hình vận tải mang đến nhiều cơ hội phát triển, kết nối giao thông và kinh tế của hai miền Bắc – Nam.
Nguồn: Thongtincanho.vn