Bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ – Thông tin quy hoạch đến 2030

Bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ bao gồm các thông tin về hành chính, Vị trí, tiếp giáp, quy hoạch cũng như địa hình thuộc khu vực này. Chungcuhanoivip tổng hợp thông tin quy hoạch huyện Phúc Thọ, Hà Nội đến năm 2030 một cách chi tiết giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn Phúc Thọ.

Giới thiệu vị trí địa lý huyện Phúc Thọ

Năm 1822, Huyện Phúc Thọ được thành lập có diện tích đất tự nhiên 117 km², chia làm 21 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Phúc Thọ và 20 xã: Hát Môn, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Sen Phương, Tam Hiệp, Tam Thuấn, Thanh Đa, Thọ Lộc, Thượng Cốc, Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc, Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Võng Xuyên, Xuân Đình.

Trên địa bàn Huyện Phúc ThọQuốc lộ 32, Tỉnh lộ 417, 418, 421 chạy qua có vai trò huyết mạch nối liền Phúc Thọ với các vùng kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho Huyện trong quá trình giao lưu, liên kết với trung tâm thành phố Hà Nội và các huyện, thị lân cận.

vị trí địa lý huyện Phúc Thọ
vị trí địa lý huyện Phúc Thọ

Huyện Phúc Thọ là địa danh được hình thành sớm cùng lịch sử dân tộc, nơi hòa quyện giữa 3 con sông: sông Hồng, sông Tích và sông Đáy đã tạo nên vùng đất có truyền thống lâu đời và bề dày lịch sử – cái tên huyện Phúc Thọ đến nay đã có niên đại gần 200 năm.

Tiếp giáp địa lý: Phúc Thọ là huyện đồng bằng Bắc Bộ, Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, có vị trí địa lý:
Phía tây giáp thị xã Sơn Tây
Phía bắc giáp huyện Yên Lạc và huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Phía nam giáp huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai
Phía đông giáp huyện Đan Phượng và huyện Hoài Đức
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Phúc Thọ là 117 km², dân số năm 2016 khoảng 250.000 người. Mật độ dân số đạt 2.137 người/km².Vị trí địa lý của thủ đô Hà Nội
Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương, loại đô thị đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội tọa lạc ở phía Tây Bắc của châu thổ sông Hồng cùng với địa hình có ĐB trung tâm và vùng đồi núi phía Bắc, phía Tây thành phố.
Hà Nội có vị trí tiếp giáp với:
Giáp tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc
Giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông
Giáp tỉnh Hà Nam, Hòa Bình ở phía Nam
Giáp tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ về phía Tây.
Hà Nội cách Hải Phòng 120 km, các Nam Định 87km tạo thành 3 cực chính của vùng đồng bằng sông Hồng.Thông tin quy hoạch tại huyện Phúc thọ Về quy hoạch, trước đây UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 7071/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chung thị trấn sinh thái Phúc Thọ đến 2030, tầm nhìn đến 2050. Đến nay, quyết định này vẫn còn nguyên giá trị.
Theo quyết định, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch chung Thị trấn sinh thái Phúc Thọ có tổng diện tích khoảng 1.038,6ha bao gồm: một phần ranh giới hành chính thị trấn Phúc Thọ hiện hữu và một phần các xã Phúc Hòa, Trạch Mỹ Lộc, Phụng Thượng – Huyện Phúc Thọ, xã Đại Đồng – Huyện Thạch Thất.
Tổng diện tích đất khu vực lập quy hoạch: 945,5 ha (thị trấn hiện hữu: 279 ha; khu vực mở rộng: 666,5 ha), trong đó:

  • Phần diện tích đất thuộc ranh giới hành chính huyện Phúc Thọ: 647,9 ha.
  • Phần diện tích đất thuộc ranh giới xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất: 297,6ha.

Quy mô dân số năm 2030 là: 32.820 người (trong đó dân số thuộc huyện Phúc Thọ: 25.000 người, dân số thuộc xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất: 7.820 người).

Quy mô dân số năm 2050 là: 41.000 người (trong đó dân số thuộc huyện Phúc Thọ: 29.500 người, dân số thuộc xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất: 11.500 người).

Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Phúc Thọ nhằm cụ thể hóa định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 và đáp ứng yêu cầu quản lý quy hoạch đô thị.

Xem thêm: Mở bán căn hộ Khai Sơn City – chungcu-khaisoncity.com.vn

Bản đồ hành chính huyện Phúc Thọ năm 2022

Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Phúc Thọ đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch giao thông huyện Phúc Thọ đến năm 2030

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Phúc thọ đến 2030Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022 – 2030, huyện Phúc Thọ
Trong năm 2022, huyện Phúc Thọ sẽ đưa các diện tích đất vào sử dụng cho các mục đích như: nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng đô thị với các chỉ tiêu cụ thể như sau:
Đất nông nghiệp: 6,754.64 ha
Đất phi nông nghiệp: 4,891.53ha
Đất xây dựng đô thị: 2,115.24 ha
Đất phát triển công nghiệp: 100,76 ha
triển công nghiệp: 100,76 haQuy hoạch sử dụng đất, huyện Phúc Thọ được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030. Vị trí các khu đất được đưa vào sử dụng trên địa bàn, được thể hiện chi tiết trên bản đồ.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, huyện Phúc Thọ
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, huyện Phúc Thọ

Thông tin quy hoạch huyện Phúc Thọ mới nhất
Trên địa bàn huyện Phúc Thọ được phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 13 thửa đất làn ngoài 13 thửa đất làn trong Khu Cổng Me, xã Tích Giang, 04 thửa đất tại điểm X8, thị trấn Phúc Thọ, 03 thửa đất khu Xác Thượng xã Liên Hiệp, 01 thửa đất tại điểm X20 xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội
Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Phúc Thọ, tỷ lệ 1/10.000
Theo Quyết định, tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch toàn bộ địa giới hành chính huyện Phúc Thọ khoảng 11.719,27ha:
+ Đất tự nhiên đô thị sinh thái khoảng 647,9ha, chiếm 5,53% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 317,12ha, chỉ tiêu 126,85m2/người);+ Đất tự nhiên khu vực nông thôn 11.071,37ha, trong đó Đất phục vụ đô thị khoảng 1.631,3ha; Đất xây dựng khu dân cư nông thôn khoảng 1.977,56ha, chỉ tiêu 102,46m2/người; Đất khác khoảng 2.049,8ha.Dự báo dân số huyện Phúc Thọ tối đa đến năm 2030, khoảng 218.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 25.000 người, dân số nông thôn khoảng 193.000 người.

Quy hoạch phát triển giao thông huyện Phúc Thọ

Quy hoạch giao thông đối ngoại huyện Phúc Thọ được dựa trên bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ.

Tuyến đường thủy: Có vị trí giao thoa giữa ba sông là sông Hồng, sông Tích và sông Đáy.

Tuyến đường bộ: Có QL32 bắt đầu từ ngã tư Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội đi qua 4 tỉnh và thành phố bao gồm: Yên Bái, Lai Châu, Hà Nội, Phú Thọ. Tất cả đều là các tuyến đường huyết mạch đều kết nối Phúc Thọ tới các vùng kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giao lưu, liên kết với trung tâm TP Hà Nội và các huyện, thị lân cận.

Tuyến đường trục Tây Thăng Long đoạn qua huyện Đan Phượng và huyện Phúc Thọ. Ước tính tổng chiều dài tuyến đường khoảng 23 km. Đóng vai trò là tuyến kết nối khu vực Tây Hồ Tây và phía Bắc cầu Thăng Long với Khu đô thị Sơn Tây.

Đường vành đai:

Vành đai III là tuyến đường giúp người dân di chuyển trên địa phương Phúc Thọ. Tuyến vành đai liên vùng phục vụ kết nối giao thông giữa Hà Nội với các tỉnh thuộc vùng thủ đô, trong đó có cả huyện ngoại thành Phúc Thọ.

Quy hoạch các tuyến đường cấp đô thị:

Tuyến DT 419 trực thuộc Phúc Thọ, Hà Nội đã được cải tạo và nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III, tuyến đường có từ 2 – 4 làn xe phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân.

Tuyến DT 421 kết hợp cùng 419 hướng Bắc Nam hình thành lộ trình Tây Thăng Long, mở ra cơ hội liên kết giữa huyện Phúc Thọ với các huyện, thị xã lân cận như Sơn Tây, Đan Phượng.

Tuyến DT 417, 418 đi qua thôn Tây, xã Phụng Thượng, thôn Phù Long, xã Long Xuyên và UBND xã Xuân Phú và có điểm kết thúc gần sông Hồng.

Các tuyến đường nội bộ:

Sẽ có hướng phát triển các đoạn, tuyến phù hợp, kết hợp với quá trình XD đường xá có hệ thống cấp thoát nước, hệ thống chiếu sáng nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu về giao thông, thúc đẩy tiềm lực phát triển kinh tế và xã hội của huyện Phúc Thọ.

Quy hoạch huyện Phúc Thọ gồm 2 định hướng lớn về phát triển không gian.

Với không gian đô thị (thị trấn sinh thái Phúc Thọ), là trung tâm đầu não chính trị, hành chính, văn hoá, xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học, kỹ thuật, kinh tế, thương mại, dịch vụ của huyện.

Còn không gian khu vực nông thôn, được tôn tạo cảnh quan làng xóm truyền thống gắn với việc khai thác các hoạt động phục vụ du lịch tại nông thôn, ở các khu dân cư và làng nghề, điểm di tích văn hoá lịch sử; cải tạo, trùng tu, nâng cấp các công trình lịch sử, văn hoá, công trình tôn giáo, tín ngưỡng, công trình công cộng dân gian truyền thống;

Trong các khu đất ở nông thôn quy hoạch mới được cấp phép phát triển các dự án nhà ở, dự án xây dựng công trình công cộng; phát triển mô hình trang trại phục vụ nông nghiệp, áp dụng mô hình VAC trong sản xuất kinh tế hộ gia đình; phát triển các mô hình nông thôn tự xử lý được các vấn đề môi trường, sử dụng các nguồn năng lượng sạch; các cụm, điểm dân cư nông thôn thực hiện theo luật định và mô hình nông thôn mới gắn với đặc thù của Thủ đô.

Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Phúc Thọ

Theo quyết định, tổng diện tích đất lập quy hoạch 945,5ha, trong đó thị trấn Phúc Thọ hiện hữu 279ha, khu vực mở rộng 666,5ha. Cụ thể, phần diện tích đất thuộc ranh giới hành chính huyện Phúc Thọ 647,9ha, phần diện tích đất thuộc ranh giới xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất 297,6ha.

Về quy mô dân số quy hoạch chung thị trấn sinh thái Phúc Thọ đến năm 2030 là 32.820 người (trong đó dân số thuộc huyện Phúc Thọ 25.000 người, dân số thuộc xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất 7.820 người).

Quy mô dân số đến năm 2050 là 41.000 người (trong đó dân số thuộc huyện Phúc Thọ 29.500 người, dân số thuộc xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất 11.500 người).

Về định hướng, phát triển thị trấn sinh thái Phúc Thọ trở thành trung tâm hỗ trợ phát triển vùng nông thôn với các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm gắn với tiểu thủ công nghiệp làng nghề, dịch vụ công cộng và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất khác, chuyển giao công nghệ và đào tạo. Tạo liên kết chặt chẽ với khu vực phát triển nông nghiệp năng suất cao của Vĩnh Phúc ở phía Bắc.

Phát triển thị trấn sinh thái gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa địa phương, hài hòa với không gian cảnh quan tự nhiên hiện có. Phát triển thị trấn dựa trên quốc lộ 32 và trục cảnh quan Bắc Nam dự kiến.

Hạn chế sự phát triển lan tỏa, tránh tác động tiêu cực tới môi trường cảnh quan tự nhiên hiện có và các vùng bảo tồn làng nghề, di tích lịch sử, công trình văn hóa.

Xây dựng khu trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Phúc Thọ tại khu vực thị trấn hiện hữu. Phát triển mở rộng thị trấn Phúc Thọ về phía Đông cùng hệ thống trung tâm thương mại, dịch vụ, giáo dục đào tạo, văn hóa, xã hội nhằm hình thành đô thị ở cửa ngõ phía Tây Bắc Thủ đô theo hướng đô thị sinh thái, phát triển bền vững.

Bổ sung hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị. Khai thác tối đa hệ thống cảnh quan, cây xanh, mặt nước hiện hữu nhằm đa dạng hóa cảnh quan đô thị, tạo không gian đặc trưng cho đô thị gắn kết với cảnh quan tự nhiên. Bảo tồn, nâng cấp, phát huy các giá trị truyền thống; cải tạo, chỉnh trang, khai thác tiềm năng khu vực dân cư, làng xóm hiện hữu.

Hướng dẫn tra cứu quy hoạch Hà Nội và các quận huyện

Nếu ảnh quy hoạch Hà Nội và diễn giải bên trên của chúng tôi vẫn chưa làm bạn hài lòng, bạn có thể truy cập địa chỉ website: quyhoach.hanoi.vn để tra cứu, Bản đồ quy hoạch Thành phố Hà Nội

Bản đồ quy hoạch các quận, huyện thành phố Hà Nội

Bạn có thể xem thêm các thông tin, bản đồ quy hoạch các quận, huyện khác của thành phố Hà Nội dưới đây:

1. Bản đồ Quy hoạch quận Ba Đình 16. Bản đồ Quy hoạch huyện Đan Phượng
2. Bản đồ Quy hoạch quận Bắc Từ Liêm 17. Bản đồ Quy hoạch huyện Đông Anh
3. Bản đồ Quy hoạch quận Cầu giấy 18. Bản đồ Quy hoạch huyện Gia Lâm
4. Bản đồ Quy hoạch quận Đống Đa 19. Bản đồ Quy hoạch huyện Hoài Đức
5. Bản đồ Quy hoạch quận Hà Đông 20. Bản đồ Quy hoạch huyện Mê Linh
6. Bản đồ Quy hoạch quận Hai Bà Trưng 21. Bản đồ Quy hoạch huyện Mỹ Đức
7. Bản đồ Quy hoạch quận Hoàn Kiếm 22. Bản đồ Quy hoạch huyện Phú Xuyên
8. Bản đồ Quy hoạch quận Hoàng Mai 23. Bản đồ Quy hoạch huyện Phúc Thọ
9. Bản đồ Quy hoạch quận Long Biên 24. Bản đồ Quy hoạch huyện Quốc Oai
10. Bản đồ Quy hoạch quận Nam Từ Liêm 25. Bản đồ Quy hoạch huyện Sóc Sơn
11. Bản đồ Quy hoạch đô thị quận Tây Hồ 26. Bản đồ Quy hoạch huyện Thạch Thất
12. Bản đồ Quy hoạch quận Thanh Xuân 27. Bản đồ Quy hoạch huyện Thanh Oai
13. Bản đồ Quy hoạch thị xã Sơn Tây 28. Bản đồ Quy hoạch huyện Thanh Trì
14. Bản đồ Quy hoạch huyện Ba Vì 29. Bản đồ Quy hoạch huyện Thường Tín
15. Bản đồ Quy hoạch huyện Chương Mỹ 30. Bản đồ Quy hoạch huyện Ứng Hòa

Bài viết trên giới thiệu đầy đủ thông tin Bản đồ Quy hoạch huyện Phúc Thọ, Hà Nội tầm nhìn 2030. Có thể nhận thấy huyện Phúc Thọ đang sở hữu rất nhiều cơ hội phát triển bất động sản. Ngoài tiềm năng mang đến đời sống ổn định cho dân cư thì khu vực hứa hẹn tạo ra nhiều biến động lớn cho giới đầu tư. Mong rằng bài viết Thongtincanho.vn sẽ giúp các bạn có những thông tin quý báu chuẩn bị cho tương lai của mình.